Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Tin tức đời sống ngày 1/2: Cấp cứu người đàn ông 49 tuổi có dấu hiệu ngưng tim, ngưng thở

  • Đinh Kim
(DS&PL) -

Tin tức đời sống mới nhất ngày 1/2/2023. Cập nhật tin đời sống mới nhất ngày 1/2/2023 trên trang Đời sống & Pháp luật.

Cấp cứu người đàn ông 49 tuổi có dấu hiệu ngưng tim, ngưng thở

Theo báo Giáo Dục và Thời Đại, Bệnh viện Đa khoa Trung tâm An Giang cho biết vừa cứu thành công bệnh nhân khó thở và có dấu hiệu ngưng tim, ngưng thở.

Cụ thể, nam bệnh nhân Đ.P.T (49 tuổi, ngụ xã Vĩnh Khánh, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang) nhập viện vào mùng 2 Tết trong tình trạng khó thở, hôn mê sâu. Người bệnh gần như ngừng tim, ngừng thở, mạch không bắt được và huyết áp 40/00mmHg, tiên lượng tử vong gần.

Tiếp nhận bệnh nhân, các bác sĩ cấp cứu cùng bác sĩ can thiệp tim mạch hội chẩn ngay lập tức với lãnh đạo Kkoa Tim mạch lão học. Qua hội chẩn, đoán đây là một trường hợp nhồi máu cơ tim cấp giờ thứ 3 Killip IV, đồng thời thống nhất chẩn đoán ban đầu, người bệnh được chuyển đến phòng can thiệp tim mạch để chụp mạch vành khẩn cấp.

Các bác sĩ cấp cứu bệnh nhân. Ảnh: Giáo Dục và Thời Đại 

Kết quả chụp mạch máu tim "hẹp khít 3 nhánh mạch vành" nên có chỉ định phải tái thông mạch vành cấp cứu. Sau đó, người bệnh được đặt hai stent mạch vành, tái thông thành công hai nhánh động mạch vành trụ cột của tim.

Bệnh nhân được sử dụng thiết bị “hồi sức tim đặc biệt” hỗ trợ tuần hoàn cơ học (thiết bị có cơ chế tạo điều kiện cho cơ tim "ngủ đông một phần") bằng cách tăng tưới máu cho tim và giảm tưới máu các cơ quan ít quan trọng nhằm giúp hồi phục cơ tim nhanh chóng sau can thiệp mạch vành.

Sau can thiệp đặt stent và đặt bóng đối xung động mạch chủ, bệnh nhân được chuyển về phòng hồi sức tim mạch của khoa Tim mạch lão học theo dõi và điều trị. Hiện, người bệnh tỉnh táo, cho biết đã dễ thở, không còn đau ngực, đi lại và sinh hoạt bình thường, mạch và huyết áp ổn định; điện tim, siêu âm tim và các xét nghiệm cận lâm sàng của các cơ quan trong giới hạn bình thường, bóng đối xung và máy thở xâm lấn cũng được rút hoàn toàn và chuẩn bị ra viện.

Bị viêm loét vì nuốt nắm cơm, ngậm vỏ quýt để chữa hóc xương cá

Ngày 31/1, bác sĩ Nguyễn Chí Trung – chuyên khoa Tai Mũi Họng Bệnh viện Đa khoa Thu Cúc cho biết nam thanh niên 26 tuổi bị hóc xương cá 3 ngày trước, đến một phòng khám gần nhà kiểm tra nhưng không lấy ra được. Về nhà, người bệnh ngậm vỏ quýt, nuốt cơm song tình trạng không cải thiện, liên tục đau họng và khó chịu nên đến viện kiểm tra.

Kết quả nội soi phát hiện dị vật là mẩu xương cá dài khoảng 3cm, cắm sâu amidan, niêm mạc tổn thương rộng, bị viêm loét. Để xử lý, bác sĩ gắp dị vật, sát khuẩn họng và tư vấn cho bệnh nhân cách chăm sóc họng tại nhà.

Theo các bác sĩ, khi bị hóc xương cá, nhiều người thường dùng tay để móc họng hoặc làm theo các mẹo như nuốt cơm nóng, uống nhiều nước, uống giấm... Hành động này có thể khiến xương cá đâm sâu hơn, gây tổn thương niêm mạc họng, viêm loét, áp xe cục bộ, đặc biệt là thủng thực quản.

Nhân đây, bác sĩ khuyến cáo mọi người nên nhai kỹ, tập trung ăn uống để tránh bị hóc dị vật. Khi phát hiện nuốt hoặc hóc dị vật, cần đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám và xử trí kịp thời, VnExpress thông tin.

Bệnh nhân 41 tuổi xuất huyết cầu não, hôn mê sâu

VTV News đưa tin, bệnh nhân 41 tuổi vào Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên trong tình trạng hôn mê sâu do xuất huyết thân não. Theo chia sẻ của người nhà, trước khi vào viện, bệnh nhân xuất hiện đau đầu, mất ý thức, liệt tứ chi, vào viện trong tình trạng hôn mê sâu, Glasgow 8 điểm được chụp cắt lớp vi tính chẩn đoán: xuất huyết cầu não, hôn mê sâu.

Người bệnh hiện tỉnh táo, sức khỏe ổn định, không còn thở máy. Ảnh: VTV News

Người bệnh được đặt ống nội khí quản, thở máy. Bệnh nhân có tiền sử tăng huyết áp không điều trị thường xuyên nên không kiểm soát được huyết áp gây chảy máu não.

Nhận thấy đây là một ca bệnh nặng, đối với những bệnh nhân xuất huyết não (cụ thể là cầu não) thường không can thiệp được gì, tỷ lệ tử vong cao, có thể lên tới 80% nếu không xử trí kịp thời, các y bác sĩ khoa Cấp cứu đã sử dụng các phương pháp điều trị nội khoa như hồi sức hô hấp, thông khí nhân tạo, chống phù não kết hợp thuốc bảo vệ tế bào thần kinh.

Sau 16 ngày điều trị cấp cứu, hồi sức tích cực, thông khí nhân tạo, mở khí quản, hiện người bệnh tỉnh táo, sức khỏe ổn định, không còn thở máy, thực hiện tốt các y lệnh, cơ thể đã hồi phục không còn liệt và được chuyển lên Khoa Phục hồi chức năng tiếp tục điều trị.

Đinh Kim (T/h)

Tin nổi bật