Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Tin tức công nghệ mới nóng nhất hôm nay 24/2: Trung Quốc cấm ChatGPT

  • Hoàng Yên
(DS&PL) -

Trung Quốc cấm ChatGPT; Google đạt cột mốc quan trọng trong phát triển máy tính lượng tử.... là những tin tức công nghệ mới nóng nhất hôm nay 24/2/2023.

Trung Quốc cấm ChatGPT

Theo China Daily, các tập đoàn lớn tại Trung Quốc như Tencent, Alibaba nhận được chỉ đạo về việc ngừng cung cấp dịch vụ ChatGPT cả trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua nền tảng của bên thứ ba. Bài đăng trên Weibo cho thấy giới chức nước này lo ngại chatbot có thể hỗ trợ Mỹ trong việc truyền bá thông tin sai lệch vì lợi ích địa chính trị.

Ngoài cấm ChatGPT, Trung Quốc cũng thông báo các công ty trong nước muốn ra mắt chatbot hoặc dịch vụ trí tuệ nhân tạo có liên quan phải báo cáo và xin phép cơ quan quản lý. Không tổ chức hoặc cá nhân nào được tự ý khởi chạy các dịch vụ kiểu siêu AI của OpenAI.

Sau khi quy định mới được công bố, Tencent cho biết đã cấm các bên cung cấp ChatGPT và dịch vụ liên quan tại Trung Quốc. Theo Gizmochina, Tencent thậm chí có thể đã cấm cả dịch vụ có chút tương đồng với chatbot nổi tiếng để tránh nguy cơ mắc lỗi.

Không xuất hiện chính thức nhưng ChatGPT cũng trở thành cơn sốt tại Trung Quốc thời gian qua. Nhiều người sử dụng VPN (mạng riêng ảo) để truy cập dịch vụ qua nền tảng web. Một số nhà phát triển tại đây cũng ra mắt ứng dụng kết nối để sử dụng API từ ChatGPT và rất phổ biến trên WeChat.

Trung Quốc cũng đang theo sát việc phát triển các ứng dụng tương tự từ các tập đoàn lớn như Alibaba và Baidu. Tuần trước, đại học Phúc Đán ở Thượng Hải ra mắt chatbot MOSS để thử nghiệm công khai. Baidu cũng sẽ hoàn thành thử nghiệm nội bộ phiên bản ứng dụng kiểu ChatGPT có tên Ernie Bot vào tháng ba. Trong khi đó, chatbot của JD dự kiến có tên là ChatJD.

Các công ty công nghệ Trung Quốc được cho là đã đảm bảo với chính phủ rằng ứng dụng của họ sẽ không liên quan ChatGPT. Dịch vụ được cung cấp không nhất thiết phải là chatbot mà mà có thể dùng tính năng nhúng của AI và được kiểm soát theo quy định.

ChatGPT là chatbot được OpenAI của Mỹ ra mắt vào tháng 11/2022. Ứng dụng phát triển từ mô hình GPT-3.5, được đào tạo để đưa ra câu trả lời giống cuộc trò chuyện với người thật. Đây là phần mềm có tốc độ phát triển người dùng nhanh nhất khi đạt 57 triệu người dùng sau một tháng ra mắt và cán mốc 100 triệu tính đến 31/1.

Google đạt cột mốc quan trọng trong phát triển máy tính lượng tử

Ngày 22/2, các nhà khoa học của Google thông báo đạt cột mốc quan trọng trong nỗ lực phát triển điện toán lượng tử (Quantum computing), cho phép giảm đáng kể tỷ lệ mắc lỗi - một trở ngại đã tồn tại rất lâu trong quá trình phát triển công nghệ này.

Điện toán lượng tử là phương pháp xử lý thông tin tiến bộ được đánh giá là mang tính cách mạng, sử dụng những hiểu biết khoa học ngày càng chuyên sâu về thế giới lượng tử để tạo ra một máy tính có những năng lực vượt trội so với những máy tính hiện nay.

Tuy nhiên, công nghệ này hiện vẫn chủ yếu tồn tại trên lý thuyết khi vẫn còn nhiều vấn đề gai góc mà giới khoa học chưa thể giải quyết, trong đó có tỷ lệ mắc lỗi cao.

Theo một nghiên cứu mới đăng trên tạp chí khoa học Nature, Phòng nghiên cứu Trí tuệ nhân tạo (AI) lượng tử của Google mô tả một hệ thống có thể giúp giảm đáng kể tỷ lệ mắc lỗi. Điều này được kỳ vọng sẽ giúp hãng công nghệ hàng đầu của Mỹ vượt qua những đối thủ cũng đang nghiên cứu về máy tính lượng tử khác như IBM.

Trong khi các loại máy tính truyền thống xử lý thông tin theo đơn vị bit thì các máy tính lượng tử xử lý thông tin theo đơn vị qubit. Một bit cổ điển (bit nhị phân) có thể có giá trị 0 hoặc 1 trong khi qubit biểu diễn cả 2 cùng một lúc (trạng thái chồng chất).

Trạng thái chồng chất này đồng nghĩa rằng máy tính lượng tử có thể xử lý cùng lúc một khối lượng lớn các kết quả tiềm năng. Tuy nhiên, năng lực này bị cản trở đáng kể vì một vấn đề có tên gọi là "decoherence."

Internet vệ tinh của Musk đến Đông Nam Á

"Starlink đã có mặt ở Philippines", tài khoản Twitter của SpaceX đăng dòng trạng thái bằng tiếng địa phương chiều 22/3. Tỷ phú Elon Musk, CEO SpaceX - công ty đứng sau dịch vụ Internet vệ tinh Starlink, cũng chia sẻ lại thông tin này.

Trên bản đồ phủ sóng, Philippines là quốc gia Đông Nam Á đầu tiên được triển khai dịch vụ. Một số nước như Malaysia, Brunei, Singapore, Indonesia, Campuchia có thời gian dự kiến năm 2023, Lào năm 2024. Trong khi tại Việt Nam và Thái Lan, website hiển thị chưa có thời gian cụ thể và chờ phê duyệt.

Starlink là dịch vụ Internet sử dụng chùm vệ tinh quỹ đạo thấp (LEO), từng đưa ra thời gian dự kiến có mặt tại Đông Nam Á vào năm 2022, nhưng phải lùi đến hiện tại. Trang GMA News của Philippines dẫn lời Data Lake - đối tác của SpaceX tại nước này - rằng việc thay đổi lộ trình là do sự chậm trễ trong sản xuất và triển khai các vệ tinh LEO.

Hoàng Yên (T/h)

Tin nổi bật