Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Tin tức công nghệ mới nóng nhất hôm nay 15/10: Chi phí sản xuất iPhone 11 Pro Max thấp đến mức kinh ngạc

(DS&PL) -

Tin tức công nghệ mới nóng nhất trong ngày hôm nay 15/10/2019. Cập nhật tin tức công nghệ 24h chi tiết và hấp dẫn trên trang Đời sống & Pháp luật.

Tin tức công nghệ mới nóng nhất trong ngày hôm nay 15/10/2019. Cập nhật tin tức công nghệ 24h chi tiết và hấp dẫn trên trang Đời sống & Pháp luật.

Chi phí sản xuất iPhone 11 Pro Max thấp đến mức kinh ngạc

iPhone 11 Pro Max và iPhone 11 Pro. Ảnh: Cultofmac

iPhone 11 Pro Max được Apple công bố giá khởi điểm là 1.099 USD (khoảng 26 triệu đồng). Thế nhưng chi phí sản xuất cho smartphone này lại có mức giá rẻ chưa bằng 1 nửa giá bán của Apple.

Chuyên trang công nghệ TechInsights mới đây "mổ bụng" iPhone 11 Pro Max để xác định từng bộ phận và ước tính giá của nó.

Theo TechInsights, linh kiện đắt nhất của iPhone 11 Pro Max là bộ 3 ống kính camera, thành phần nổi bật nhất của chiếc iPhone này, có giá 73,5 USD.

Tiếp theo là màn hình cảm ứng AMOLED có giá 66,5 USD. Chip A13 có chi phí sản xuất là 64 USD.

Chi phí nhân công lắp ra iPhone 11 Pro Max, có thể được thực hiện bởi Foxconn Trung Quốc hoặc Ấn Độ, có giá khoảng 21 USD.

TechInsights ước tính tổng chi phí linh kiện và sản xuất dành cho iPhone 11 Pro Max là 490,5 USD. Mức chi phí này chỉ bằng 45% giá bán iPhone 11 Pro Max mà Apple công bố với phiên bản thấp nhất.

Điều này có nghĩa là 608,5 USD còn lại là phần lợi nhuận thuần, chưa bao gồm tiền lương nhân viên Apple, tiền chi cho quảng cáo bán hàng, nghiên cứu phát triển sản phẩm và các chi phí khác.

Ngoài ra, mức chi chưa đến 1 nửa giá của iPhone 11 Pro Max mà TechInsights ước tính cũng chưa bao gồm chi phí phát triển phần mềm.

Dù vậy, rõ ràng, mỗi chiếc iPhone được bán ra đều mang về mức lợi nhuận rất cao cho doanh thu của hãng mà Táo khuyết thường xuyên công bố vào mỗi Quý hàng năm.

TechInsights cũng tháo tung Samsung Galaxy S10+ và đưa ra mức chi phí sản xuất cho smartphone này là 420 USD. Trong khi giá Galaxy S10+ niêm yết ở mức 999 USD.

CEO Huawei tự tin về tương lai hệ điều hành Harmony OS

CEO Huawei tự tin về tương lai hệ điều hành Harmony OS. Ảnh minh họa

CEO Huawei Nhậm Chính Phi trong cuộc phỏng vấn với tạp chí Fortune vào tháng 9 vừa qua đã tự tin cho rằng hệ điều hành Harmony OS do hãng tự phát triển sẽ cạnh tranh trực tiếp với những đối thủ nặng ký như iOS của Apple.

Được công bố vào đầu năm nay, Harmony OS có thể hỗ trợ một loạt các ứng dụng từ Android, Linux và HTML5. Hệ điều hành mới này sử dụng trình biên dịch ARK của Huawei và sẽ hỗ trợ các ngôn ngữ lập trình Kotlin, Java, Javascript, C và C++.

Huawei ra mắt Harmony OS như là một sự thay thế cho Android của Google. Tuy nhiên, hệ điều hành này không chỉ giới hạn cho smartphone mà còn được sử dụng trên nhiều thiết bị khác, bao gồm cả thiết bị cho nhà thông minh.

Huawei đã nói rằng, công ty đã bắt đầu phát triển HĐH này vào năm 2017. Hiện tại nó đang ở phiên bản 1.0, trong khi bản 2.0 dự kiến ra mắt vào năm tới và phiên bản 3.0 được lên kế hoạch cho năm 2021. Chúng ta cũng sẽ thấy nó xuất hiện trên máy tính vào năm tới và trên kính thực tế ảo VR năm 2022.

“Tôi nghĩ có thể mất khoảng 2 đến 3 năm. Vì tôi là một phần của ban lãnh đạo công ty, nên tôi cần thận trọng khi đưa ra các mốc thời gian này. Nếu không, tôi có thể gây ra áp lực lớn cho các nhân viên của công ty”, CEO Huawei cho biết thêm về tham vọng phát triển Harmony OS sánh ngang với iOS.

Hiện tại, Android là hệ điều hành hàng đầu thế giới với thị phần 39%, tiếp theo là Windows với 35%, iOS của Apple chiếm 13.87% và macOS chiếm 5.92% thị phần. Linux hiện là hệ điều hành lớn thứ 5 thế giới với 0.77%.

Galaxy Fold sắp bán ở hàng loạt thị trường, chưa có Việt Nam

Galaxy Fold bán ra với số lượng hạn chế và nhanh chóng cháy hàng tại Hàn Quốc. Ảnh: PhoneArena

Theo The Korea Herald, Samsung Galaxy Fold sẽ sớm bán ra ở hàng loạt thị trường mới. Nhật Bản, Phần Lan, Mexico, Thụy Sĩ sẽ nằm trong danh sách những thị trường đón sản phẩm này. Trước đó, máy đã bán ra tại Hàn Quốc, Mỹ, Anh, Đức, Pháp và Singapore.

Tại Hàn Quốc, Samsung chuẩn bị bán ra loạt sản phẩm thứ 3. Với Fold, công ty này chọn cách bán ra thành từng loạt với số lượng khoảng 10.000 chiếc mỗi đợt. Mặc dù có giá cao, chiếc di động này nhanh chóng cháy hàng mỗi khi bán ra. Theo các chuyên gia phân tích, Samsung đã bán được 20.000 máy trong 2 lần trước.

Theo một chuyên gia trong ngành, đây giống như một chiêu thức tiếp thị. Hãng muốn giới hạn số lượng bán ra để tăng giá trị cho chiếc smartphone. Nguồn tin này nói rằng Samsung Display đã chuẩn bị khoảng 100.000 tấm nền màn hình gập. Tất nhiên, một phần trong số đó được dùng cho việc bảo hành, sửa chữa.

Tại Nhật Bản, Galaxy Fold sẽ loại bỏ tên thương hiệu Samsung trên sản phẩm khi bán ra. Đây là tiền lệ xuất hiện từ năm 2015.

Một quốc gia khác cũng sắp đón chiếc Galaxy Fold là Trung Quốc. Model này dự kiến bán ra vào ngày 1/11, cạnh tranh trực tiếp với Huawei Mate X - model dự kiến bán ra tháng này.

Galaxy Fold là mẫu di động màn hình gập độc đáo của Samsung. Máy có kích thước màn hình khi mở ra là 7,3 inch, tỷ lệ hiển thị 85,7%, độ phân giải 1.536 x 2.152 pixel trong khi màn hình bên ngoài có kích thước 4,6 inch. Thiết bị dùng con chip Qualcomm Snapdragon 855, RAM 12 GB kèm dung lượng lưu trữ trong 512 GB.

Thiết bị này sở hữu 3 camera, độ phân giải lần lượt 12, 12 và 16 megapixel, camera selfie kép. Tại Mỹ, máy có giá 1.980 USD, đắt gấp đôi phần lớn smartphone cao cấp hiện nay.

Tại Việt Nam, những chiếc Galaxy Fold đầu tiên được xách tay về nước chào bán giá xấp xỉ 100 triệu đồng. Sau một tháng, giá máy sụt còn khoảng hơn 50 triệu.

Vũ Đậu (T/h)

Tin nổi bật