Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Tin thời sự mới nóng nhất 12/6: Yêu cầu mở cửa xả đáy hồ thủy điện Sơn La và hồ Hòa Bình

  • Việt Hương
(DS&PL) -

Tin tức thời sự 24h mới nhất ngày 12/6/2022. Cập nhật tin tức thời sự 24h nóng nhất ngày 12/6/2022 trên trang Đời sống & Pháp luật.

Yêu cầu mở cửa xả đáy hồ thủy điện Sơn La và hồ Hòa Bình

Văn phòng thường trực Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống thiên tai vừa có thông báo về việc thực hiện quy trình vận hành liên hồ chứa trên lưu vực sông Hồng.

Trước đó Ban chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai đã lệnh Giám đốc Công ty thủy điện Sơn La mở 1 cửa xả đáy vào hồi 14h ngày 11/6; Công ty thủy điện Hòa Bình mở cửa xả đáy thứ nhất vào hồi 7h ngày 12/6 và mở tiếp cửa xả đáy thứ hai vào hồi 13h ngày 12/6.

Mục đích để đảm bảo an toàn cho công trình và hạ du cần đưa dần mực nước hồ Sơn La về cao trình 200m; mực nước hồ Hòa Bình về cao trình 105m trước ngày 15/6. Hiện nay, mực nước hồ Sơn La đang cao hơn mực nước cao nhất trước lũ là 5,52m; mực nước hồ Hòa Bình đang cao hơn mực nước cao nhất trước lũ là 3,87m và còn tiếp tục gia tăng.

Để đảm bảo an toàn về người và tài sản khi hồ xả lũ, Ban chỉ đạo đề nghị các tỉnh Sơn La, Hòa Bình, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hà Nội, Bắc Ninh, Hải Dương, Hải Phòng, Hưng Yên, Hà Nam, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình một số lưu ý.

Ban chỉ đạo quốc gia về Phòng chống thiên tai yêu cầu hồ thuỷ điện Hoà Bình mở hai cửa xả đáy vào 7h và 13h ngày 12/6. (Ảnh: PLO)

 

Đó là, tổ chức thông báo ngay đến các cấp chính quyền, người dân, các tổ chức có hoạt động trên sông, ven sông; cơ sở nuôi trồng thủy sản trên sông, phương tiện vận tải thủy; các bến đò ngang.

Rà soát, đảm bảo an toàn đê điều theo cấp báo động, nhất là phương án bảo vệ các trọng điểm đê điều xung yếu, các công trình đang thi công; các hoạt động sản xuất kinh doanh, khai thác cát sỏi biết thông tin xả lũ hồ thủy điện Sơn La và hồ thủy điện Hòa Bình để chủ động các biện pháp phòng tránh đảm bảo an toàn về người, tài sản.

Các địa phương chỉ đạo các cơ quan, đơn vị liên quan phối hợp với chủ hồ có giải pháp đảm bảo an toàn đối với người dân hiếu kỳ đến gần khu vực xem xả lũ.

Các tỉnh, thành báo cáo và đề xuất kịp thời phương án xử lý các tình huống bất thường có thể xảy ra trong quá trình xả lũ về Ban chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai.

Đã có 22 người tử vong vì sốt xuất huyết

Báo cáo của các địa phương cho thấy, so với cùng kỳ năm ngoái, số ca mắc sốt xuất huyết đã tăng 53%, tử vong tăng 17 trường hợp, tập trung chủ yếu ở khu vực miền Nam.

Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP. Hồ Chí Minh, trong 5 tháng đầu năm nay, thành phố ghi nhận 11.722 trường hợp mắc bệnh sốt xuất huyết, tăng 66,5% với cùng kỳ năm 2021 ( tăng 7.039 ca). Trong đó số ca sốt xuất huyết nặng là 209 ca, tăng hơn 7 lần so với cùng kỳ năm 2021 (28 ca).

Trước số ca mắc sốt xuất huyết tăng cao, đặc biệt số người tử vong vì dịch bệnh này, trong văn bản gửi viện trưởng các Viện: Vệ sinh dịch tễ Trung ương; Pasteur TP. Hồ Chí Minh; Pasteur Nha Trang, Vệ sinh dịch tễ Tây Nguyên về việc tăng cường kiểm tra, chỉ đạo công tác phòng chống sốt xuất huyết, Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) yêu cầu tiếp tục quyết liệt phòng chống bệnh sốt xuất huyết.

Theo báo cáo của các địa phương, từ đầu năm đến nay cả nước ghi nhận 43.628 trường hợp mắc sốt xuất huyết, 22 trường hợp tử vong. Cụ thể, tại TP.HCM (6), Bình Dương (5), Tây Ninh (3), Đồng Nai (3), Đồng Tháp (1), Sóc Trăng (1), Bạc Liêu (1), Long An (1), Bình Phước (1).

Bộ Y tế cảnh báo, hiện nay đang là cao điểm mùa dịch, số mắc liên tục tăng cao tại nhiều tỉnh, thành phố trong những tuần gần đây, dự báo số mắc thời gian tới tiếp tục gia tăng và có thể bùng phát trên diện rộng nếu không quyết liệt triển khai các biện pháp phòng chống dịch.

Tăng cường các biện pháp phòng chống dịch sốt xuất huyết. (Ảnh: Báo Công thương)

 

Hiện nay TP.HCM đã bước vào mùa mưa, mùa cao điểm của dịch sốt xuất huyết. Do đó, để hạn chế tối đa nguy cơ bùng phát dịch sốt xuất huyết, mỗi người dân, mỗi gia đình, mỗi cơ quan, công sở hãy cùng thực hiện các biện pháp phòng, chống sốt xuất huyết như: Dành 10-15 phút mỗi tuần để dọn dẹp nơi mình làm việc, sinh sống, từ trong nhà đến xung quanh nhà, không để đọng nước làm phát sinh loăng quăng, muỗi…

Người dân cần đậy kín lu, hồ, phuy chứa nước khi không dùng đến để tránh muỗi đẻ trứng và phát sinh loăng quăng, muỗi.

Đối với những nơi chứa nước không dùng để uống, sinh hoạt có thể thả cá để diệt loăng quăng. Người dân cũng cần sử dụng bình xịt, nhang, kem thoa xua muỗi, mặc áo quần dài tay, ngủ màn kể cả ban ngày để tránh muỗi đốt.

Hà Tĩnh tập trung phòng, chống cháy rừng trong mùa nắng nóng

Theo thống kê của Chi cục Kiểm lâm Hà Tĩnh, hiện địa phương có trên 100.000 ha rừng dễ cháy, tập trung chủ yếu trên địa bàn các huyện, thị là Hương Khê, Hương Sơn, Kỳ Anh, Vũ Quang, Cẩm Xuyên, Thạch Hà, Can Lộc, thị xã Hồng Lĩnh… Vào thời điểm nắng nóng gay gắt và gió phơn Tây Nam thổi mạnh nguy cơ cháy rừng luôn tiềm ẩn.

Chủ động công tác phòng cháy rừng, tỉnh Hà Tĩnh cũng đã thành lập, kiện toàn 12 Ban chỉ đạo cấp huyện, các ban chỉ đạo cấp xã và chủ rừng với khoảng 3.500 người; phân công lực lượng thường xuyên trực, tuần tra canh gác tại các địa bàn trọng điểm.

(Ảnh: Báo Hà Tĩnh)

Tại Vườn Quốc gia Vũ Quang, nơi luôn tiềm ẩn nguy cơ cháy do lượng thực bì quá dày khi nước lòng hồ thủy lợi Ngàn Trươi Cẩm Trang rút xuống, công tác phòng chống đang được lực lượng chức năng tích cực thực hiện. Ngoài việc thành lập các tổ xung kích tuần tra canh gác bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy, vườn Quốc gia Vũ Quang còn lắp đặt thêm trạm khoan trắc khí tượng, ứng dụng kỹ thuật trong dự báo cấp cháy rừng.

Việt Hương (T/h)

Tin nổi bật