Theo báo Giao thông, trận lũ quét tại xã Mường Pồn, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên xảy ra rạng sáng 25/7 làm 2 người tử vong, 5 người mất tích. Đến nay, sau gần 5 ngày xảy ra sự việc, lực lượng chức năng đã tìm được 2 thi thể và vẫn còn 3 người chưa tìm thấy.
Theo Công an tỉnh Điện Biên, nạn nhân mới nhất được tìm thấy là Lò Văn Piếng, ngụ bản Mường Pồn 1, xã Mường Pồn. Thi thể anh Piếng được tìm thấy chiều 28/7, tại khu vực lòng hồ Long Tạo, xã Huổi Mí, huyện Mường Chà, cách tâm lũ khoảng 30km.
Trước đó một ngày, nạn nhân đầu tiên trong số 5 người mất tích là bà Giàng Thị Dia, ngụ bản Huổi Ké, xã Mường Pồn được tìm thấy tại khu vực hồ Thủy điện Long Tạo, cách nơi xảy ra lũ quét gần 30km, đường chim bay.
Video: Công an Điện Biên bơi giữa dòng củi rác tìm người mất tích.
Sau khi tìm thấy thi thể 2 nạn nhân, Công an huyện Mường Chà đã mời gia đình cùng chính quyền địa phương đến nhận diện, đưa về tổ chức mai táng. Các lực lượng cứu hộ, cứu nạn tỉnh Điện Biên vẫn đang nỗ lực tìm kiếm những nạn nhân còn lại.
Tại khu vực lòng hồ Long Tạo, do lượng củi, rác cộng với đất đá đổ về quá nhiều, công tác tìm người mất tích gặp nhiều khó khăn, các thành viên tổ tìm kiếm, cứu nạn không thể dùng thuyền mà phải bơi, dò tìm.
Thiếu tá Đinh Vạn Sơn, Phó Đội trưởng Đội Tuần tra kiểm soát giao thông đường bộ cao tốc số 3 (Đội 3, Cục CSGT, Bộ Công an) cho biết trên Tạp chí giao thông, tổ công tác của đơn vị đang làm nhiệm vụ trên tuyến đã góp phần cứu sống bé trai 6 tuổi bị co giật. Đ
ồng thời, trực tiếp Thiếu tá Sơn lái xe cảnh sát hỗ trợ gia đình đưa cháu từ cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ… đến cấp cứu tại Bệnh viện Nông Nghiệp (huyện Thanh Trì, Hà Nội).
Theo Thiếu tá Sơn, vào khoảng 8h30 sáng cùng ngày (29/7) tại Km 188 hướng Ninh Bình đi Hà Nội thuộc cao tốc Pháp Vân - Cao Bồ - Mai Sơn - QL45, tổ công tác gồm Thiếu tá Bùi Văn Tươi, Đại úy Bùi Chí Công, Đại úy Phạm Quý Tùng, Đại úy Vũ Duy Thái và 3 chiến sĩ cảnh sát cơ động là Thượng úy Nguyễn Trọng Anh, Thượng úy Bùi Hữu Hiệp và Lê Mạnh Hùng do trực tiếp Thiếu tá Đinh Vạn Sơn chỉ huy tổ công tác, làm nhiệm vụ trên tuyến.
Vào thời điểm trên, một người lái ôtô 7 chỗ bất ngờ dừng xe, xuống nói với tổ công tác là có 1 bé trai 6 tuổi trên xe đang có triệu chứng cắn lưỡi, co giật, miệng chảy nhiều bọt mép.
Đại úy Bùi Chí Công cùng các chiến sĩ CSCĐ (C08, Bộ Công an) cứu cháu bé co giật trên tuyến cao tốc Pháp Vân - Cao Bồ - Mai Sơn - QL45.
Ngay lập tức, Đại úy Bùi Chí Công, bằng kinh nghiệm đã được tập huấn, dùng ngón tay đưa vào miệng ngăn cháu không cắn răng vào lưỡi, thực hiện sơ cứu giúp cháu bé tỉnh táo…
Ngay sau đó, trực tiếp Thiếu tá Sơn, Phó Đội trưởng Đội 3 lái xe CSGT hỗ trợ gia đình đưa cháu bé đến cấp cứu tại Bệnh viện Nông Nghiệp trên địa bàn huyện Thanh Trì (Hà Nội).
Theo Thiếu tá Sơn, tại Bệnh viện Nông Nghiệp, bố bé trai 6 tuổi cho biết là Vũ Văn Tuấn (ở xã Hà Vinh, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hoá) đang trên đường từ quê ra Hà Nội làm việc sau ngày nghỉ cuối tuần, bé trai 6 tuổi bị co giật là Vũ Minh Khang (SN 2018).
"Tại Bệnh viện Nông Nghiệp, anh Tuấn xúc động và gửi lời cảm ơn chân thành đến tổ công tác làm nhiệm vụ trên tuyến đã kịp thời hỗ trợ cứu sống con trai của anh, nêu cao tinh thần công an nhân dân vì nhân dân phục vụ", Thiếu tá Sơn cho hay.
Theo Người lao động, ngày 29/7, ông Nguyễn Văn Sơn, Chủ tịch UBND TP Hội An, tỉnh Quảng Nam, cho biết vào ngày 3/8, vào dịp khánh thành dự án tu bổ di tích Chùa Cầu, TP.Hội An sẽ xuất bản sách với tên gọi "TU BỔ DI TÍCH CHÙA CẦU".
Nội dung sách là toàn bộ hồ sơ về quá trình tu bổ di tích Chùa Cầu đã được Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di sản Văn hóa Hội An tập hợp, biên soạn và xuất bản với hy vọng sẽ đem đến cho các nhà quản lý, nhà khoa học, các chuyên gia, du khách gần xa, người dân Hội An có cái nhìn cặn kẽ, thấu đáo, hiểu rõ hơn quá trình tu bổ di tích Chùa Cầu.
Đây cũng là cơ sở dữ liệu lưu trữ quan trọng cho thế hệ hôm nay và mai sau trong công tác quản lý bảo tồn, phát huy.
Theo UBND TP.Hội An, Chùa Cầu là di tích có giá trị đặc biệt quan trọng nên công tác chuẩn bị dự án tu bổ được Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di sản văn hóa Hội An triển khai từng bước hết sức cẩn trọng.
Di tích Chùa Cầu sau trùng tu nhận được nhiều ý kiến trái chiều.
Ngay từ đầu, trung tâm đã lập một bản kế hoạch tiến độ tổng thể hết sức chi tiết theo từng giai đoạn, thành lập các tổ dự án, tổ nghiên cứu và truyền thông thực hiện thường xuyên nhiều công việc như: khảo sát, sưu tầm, tổng hợp các tài liệu liên quan, lấy ý kiến từ cộng đồng dân cư; thực hiện các chuyên đề nghiên cứu về các nội dung liên quan đến lịch sử, văn hóa, kiến trúc, mỹ thuật... của di tích.
Bên cạnh đó, hoạt động khảo sát, đánh giá thực trạng di tích bằng các hình thức: quay phim, chụp ảnh, rập giấy dó (văn bia, liễn đối, đồ án trang trí kiến trúc), vẽ ghi (hiện trạng kiến trúc, kỹ thuật xây dựng...), số hóa di tích bằng công nghệ 3D,... được thực hiện kỹ càng tạo cơ sở dữ liệu khoa học để đưa ra các giải pháp, hình thức tu bổ phù hợp đảm bảo theo nguyên tắc tu bổ đối với từng hạng mục, kết cấu của công trình di tích Chùa Cầu…