Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Tiết lộ bất ngờ về doanh thu của ngành truyền hình trả tiền

(DS&PL) -

Thị trường truyền hình trả tiền ngày càng cạnh tranh khóc liệt và đối diện với việc giữ chân thuê bao trong khi chi phí tăng mà doanh thu lại giảm mạnh.

Thị trường truyền hình trả tiền ngày càng cạnh tranh khốc liệt và đối diện với việc giữ chân thuê bao trong khi chi phí tăng mà doanh thu lại giảm mạnh.

Ngành truyền hình trả tiền đang ngày càng thua lỗ nặng. Ảnh minh họa. 

Nghịch lý thuê bao tăng, doanh thu giảm

Báo Lao Động đưa tin, theo liệu từ Bộ thông tin và Truyền thông, tổng số thuê bao truyền hình trả tiền đạt 15,3 triệu tính đến hết tháng 6/2019, so với cuối năm 2018 tăng 800.000 thuê bao.

Hiện cả nước có 36 doanh nghiệp cung cấp dịch vụ phát thành, truyền hình trả tiền trong đó 20 đơn vị, doanh nghiệp cung cấp những dịch vụ này trên Internet (phát thanh, truyền hình Internet; truyền hình OTT).

Song song với việc gia tăng thuê bao, chi phí nội dung của truyền hình trả tiền cũng tăng mạnh. Theo chia sẻ của ông Trần Văn Úy – Tổng giám đốc SCTV – tại một hội thảo tổ chức ở Đà Lạt, năm 2018 chi phí bản quyền thể thao và bản quyền các kênh và chương trình nước ngoài đã chiếm tới 80% tổng ngân sách nội dung. Khoản ngân sách còn lại đầu tư cho các chương trình khác là rất hạn chế.

Có một thực tế là, trong khoản 10 năm trở lại đây, các nhà đài đua nhau phát triển thuê bao, cho nên buộc phải cạnh tranh trong đó có cạnh tranh quyết liệt về giá cước. Đến khi lượng thuê bao truyền hình trả tiền của cả nước tăng lên chạm ngưỡng 10 triệu thì cũng là lúc các cảnh báo về doanh thu đang tuột dốc từng năm.

Năm 2018, tổng doanh thu của ngành truyền hình trả tiền đạt khoảng 8.000 tỉ đồng, tăng 2% so với năm 2017. Trong 6 tháng đầu năm 2019, lượng thuê bao tăng 5,5% nhưng doanh thu chỉ đạt 1.885 tỉ đồng, tức chỉ bằng 23,5% so với cả năm 2018, còn rất xa so với tỉ lệ 50%.

Nguyên nhân sụt giảm doanh thu

Nguyên nhân lớn nhất dẫn đến sự sụt giảm mạnh doanh thu được cho là chỉ số ARPU ngày càng giảm mạnh. Được biết, ARPU của ngành truyền hình trả tiền tại Việt Nam hiện chỉ đạt khoảng 4USD/thuê bao/tháng. Tuy nhiên vì cạnh tranh quyết liệt, một số nhà mạng viễn thông có cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền tích hợp đã đẩy giá thuê bao ở thị trường một số tỉnh xuống chỉ còn khoảng 20.000 đồng/thuê bao.

Trong khi đó, theo số liệu của Cục Phát thanh truyền hình và Thông tin điện tử, ARPU của khu vực ASEAN từ 10-30USD/thuê bao/tháng. Quốc gia có chỉ số ARPU thấp nhất (không tính Việt Nam) là Philippines đạt 9USD/thuê bao/tháng, vẫn cao hơn gấp 2 lần so với Việt Nam. Trong khi đó, Singapore có chỉ số ARPU cao nhất, đạt 32USD/thuê bao/tháng, cao gấp 8 lần so với Việt Nam.

Ngoài ra, theo một số đại diện đến từ Hiệp hội Truyền hình trả tiền Việt Nam, Truyền hình số vệ tinh Việt Nam, hiện nay các doanh nghiệp truyền hình trả tiền trong nước đang "bị" đối xử bất bình đẳng (trong những quy định về quản lý, cấp phép) với các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ OTT xuyên biên giới vào Việt Nam.

Ông Nguyễn Xuân Cường, Phó chủ tịch Hội Truyền thông số Việt Nam, nguyên Tổng giám đốc Tổng công ty Truyền thông đa phương tiện (VTC) cho biết, thời gian qua, lĩnh vực nội dung số bao gồm VOD đã nổi lên nhiều vấn đề "nóng" như về bản quyền, thuế, cạnh tranh bất bình đẳng giữa các doanh nghiệp truyền hình trong nước và truyền hình OTT xuyên biên giới.

Ông Cường đơn cử như trong vấn đề quảng cáo. Khi các doanh nghiệp truyền hình Việt Nam thực hiện các hoạt động quảng cáo thì bắt buộc phải tuân thủ chính sách quảng cáo, nội dung quảng cáo phải phù hợp với chính sách cộng đồng (về cả quy định pháp luật và đạo đức), do vậy, các doanh nghiệp Việt Nam khi ký kết các hợp đồng liên quan đến nguồn thu sẽ từ chối một số dịch vụ hay quảng cáo không phù hợp theo quy định.

Nhưng ngược lại trên môi trường Internet, môi trường số thì sự kiểm soát lại không chặt chẽ và dẫn đến một số doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ truyền hình xuyên biên giới vẫn triển khai quảng cáo những dịch vụ và nội dung không phù hợp, điều này khiến các doanh nghiệp Việt Nam bị thua thiệt so với các doanh nghiệp nước ngoài.

Chính sự cạnh tranh bất bình đẳng như vậy (doanh nghiệp nước ngoài không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ, quy định) nên nhiều doanh nghiệp truyền hình trả tiền cho rằng họ bị "đẩy" vào nhiều khó khăn như hiện nay (ARPU không tăng, lợi nhuân biên giảm, doanh thu gia tăng thấp…)

Thanh Tùng (T/h)

Tin nổi bật