Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Tiếp tục điều tra các dấu hiệu liên quan buôn lậu, giả mạo xuất xứ trong vụ Asanzo

(DS&PL) -

Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an, Viện kiểm sát nhân dân tối cao đang tiếp điều tra các dấu hiệu liên quan buôn lậu, giả mạo xuất xứ trong vụ Asanzo.

Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an, Viện kiểm sát nhân dân tối cao đang tiếp điều tra các dấu hiệu liên quan buôn lậu, giả mạo xuất xứ trong vụ Asanzo và sớm có kết luận.

Theo Tuổi trẻ, Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an, Viện kiểm sát nhân dân tối cao đang tiếp tục xác minh, điều tra và sẽ có kết luận đối với các dấu hiệu liên quan đến buôn lậu, giả mạo xuất xứ đối với hàng xuất khẩu, vi phạm sở hữu trí tuệ trong vụ Asanzo.

Thông tin này được ông Nguyễn Văn Cẩn - Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan - cho biết tại hội nghị triển khai nhiệm vụ Ban chỉ đạo 389 quốc gia hôm 9/1.

Ông Nguyễn Văn Cẩn, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan. Ảnh: Tuổi Trẻ

Ông Cẩn cho biết, đối với vụ việc công ty Asanzo, cơ quan Hải quan đã làm toàn diện và khách quan vụ việc này. Đến nay, phía doanh nghiệp đã "tâm phục khẩu phục", chấp hành khắc phục các lỗi hành chính. Cụ thể, thanh tra thuế kết luận các công ty con của doanh nghiệp này đã trốn thuế tiêu thụ đặc biệt, đến nay doanh nghiệp đã chấp hành nộp thuế.

"Về phần hải quan, chúng tôi đang trao đổi với Viện kiểm sát để xử lý những container hàng vi phạm sở hữu trí tuệ. Còn lại các dấu hiệu liên quan đến buôn lậu, giả mạo xuất xứ đối với hàng xuất khẩu, vi phạm sở hữu trí tuệ thì bên Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an, Viện kiểm sát đang tiếp tục xác minh, điều tra và sẽ có kết luận về vụ việc này", vị Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan nhấn mạnh.

Về phía doanh nghiệp, theo ông Cẩn, "được biết họ đã đầu tư, khôi phục mấy trăm tỉ đồng dây chuyền công nghệ cao ở TP.HCM". Tuy nhiên, ông cho rằng nếu cơ quan chức năng vào cuộc kịp thời ngay từ lúc mới phát hiện thì vụ việc sẽ được xử lý sớm hơn.

Liên quan đến xuất xứ, ông Cẩn đề nghị Bộ Công Thương sớm đưa ra chính sách, quy định thế nào là hàng Việt Nam. "Bởi sinh con ra có tên mà không có họ, không biết nó là dạng gì" - người đứng đầu Tổng cục Hải quan nhận định.

Trước đó vào ngày 2/1, tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết công tác năm 2019 và triển khai nhiệm vụ công tác năm 2020 của Ban Chỉ đạo 138/CP về phòng, chống tội phạm và Ban Chỉ đạo 389 quốc gia về chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, ông Trần Hữu Linh - Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường (Bộ Công Thương) cũng nêu rõ tình trạng hàng giả, hàng "nhái" nhập lậu qua biên giới thời gian qua có dấu hiệu gia tăng. Nhiều đối tượng sử dụng các hành vi, thủ đoạn mới như vận chuyển hàng giả Việt Nam ngay từ nước ngoài đưa về nước tiêu thụ.

Do đó, lực lượng quản lý thị trường xác định nhiệm vụ chính và quan trọng nhất trong năm 2020 là đẩy lùi hàng giả, với các kế hoạch đấu tranh phòng ngừa, xử lý vi phạm gian lận thương mại, điều tra và xử lý mạnh các cơ sở sản xuất và kinh doanh hàng giả tại nhiều tỉnh thành phố trên cả nước.

Hoa Vũ (T/h)

Tin nổi bật