Sau khi tiêm chất filler làm đầy vào môi tại nhà riêng của một nhân viên ở thẩm mỹ viện, Rachael đã bị tắc nghẽn mạch máu đến nỗi suýt bị hoại tử.
Hiện đã trở lại khỏe mạnh bình thường nhưng cô Rachael Knappier, 29 tuổi, sống tại Leicestershire, Anh, sẽ không bao giờ quên quãng thời gian khủng bố sau khi tiêm chất filler làm đầy môi.
Cô Rachael Knappier đã khỏe mạnh trở lại sau khi tiêm chất làm tan filler ở môi. |
Rachael cho biết cô đã thực hiện thủ thuật làm đẹp này tại nhà riêng của một nhân viên từng làm ở thẩm mỹ viện với giá 220 bảng Anh (khoảng 6 triệu đồng). Ban đầu, Rachael chỉ có ý định tiêm botox vào vùng trán để giảm nếp nhăn. Tuy nhiên, ở môi của Rachael có một cục u nhỏ do va chạm từ năm 13 tuổi nên cô nghe lời nhân viên, tiêm thêm chất làm đầy để gương mặt thêm gợi cảm.
Trở về nhà, Rachael bắt đầu thấy có hiện tượng bất thường. Đến tối, môi của cô mất cảm giác và sưng to. Rachael tá hỏa gọi video call cho nhân viên làm đẹp thì được người này hướng dẫn chườm đá lạnh và uống kháng sinh.
Đôi môi sưng vều của Rachael sau khi tiêm chất filler. |
Tuy nhiên, đôi môi của Rachael không có chuyển biến tích cực nên cô quyết định đến bệnh viện. Bác sĩ chẩn đoán cô bị dị ứng và chỉ đảm bảo cô không còn trong tình huống nguy kịch sau đó khuyên cô quay lại nơi đã bơm môi để tiêm chất làm tan filler.
Cuối cùng sau khi tham khảo ý kiến người thân, Rachael đã đến một phòng khám ở London để tiêm chất làm tan filler, môi cô trở về kích thước bình thường sau khoảng 72 giờ. Tuy nhiên, suốt 7 ngày liên tiếp Rachael đều thấy buôn nồn kèm tình trạng run rẩy. Tận 3 tháng sau, cô mới bình phục hoàn toàn.
Các nhân viên y tế ở phòng khám London cho rằng người thực hiện thủ thuật đã tiêm nhầm chất này vào động mạch chủ khiến môi của cô sưng đến tím tái vì máu không thể lưu thông. Theo bác sĩ chuyên khoa, chất làm đầy filler, gây tắc nghẽn đường máu và cơ của môi dẫn đến nguy cơ bị hoại tử.
Chất làm đầy filler vốn là loại thuốc được chỉ định theo toa, nhưng lại được sử dụng tràn lan tại các cơ sở thẩm mỹ giá rẻ, không được cấp phép hoặc không có sự giám sát của bác sĩ.
Sau trải nghiệm đau thương, Rachael tích cực tham gia vào các chiến dịch kêu gọi thẩm mỹ an toàn bằng cách lựa chọn nơi có dịch vụ uy tín được thực hiện bởi các bác sĩ, nha sĩ, y tá có chuyên môn, nghiệp vụ cao. Rachael cũng đưa ra kiến nghị rằng ngành công nghiệp sản xuất filler của đất nước cần có sự quản lý chặt chẽ hơn nhằm tránh các trường hợp 'tiền mất, tật mang' như cô.
Minh Khôi (T/h)