Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Thủ tướng Thuỵ Điển nói quyết định gia nhập NATO “không dễ dàng” nhưng "đúng đắn”

(DS&PL) -

Thủ tướng Thuỵ Điển Magdalena Andersson mới đây đã lên tiếng về quyết định từ bỏ gần 2 thế kỷ trung lập để gia nhập liên minh NATO của đat nước bà.

Trao đổi với CNN ngày 28/6 (giờ địa phương), Thủ tướng Thuỵ Điển Magdalena Andersson cho biết quyết định từ bỏ gần 200 năm trung lập và gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) không phải điều dễ dàng nhưng là điều đúng đắn đối với an ninh đất nước.

Cụ thể, bà Andersson nói: "Đây không phải là một quyết định dễ dàng đối với tôi khi trở thành thủ tướng. Nhưng tôi chắc chắn rằng đó là quyết định đúng đắn và quyết định này đã nhận được sự ủng hộ đông đảo của quốc hội Thụy Điển".

Bên cạnh đó, bà Andersson cho biết thêm: "Đây là điều sẽ làm cho Thụy Điển trở thành một quốc gia an toàn hơn và đảm bảo an ninh cho công dân Thụy Điển. Nhưng chúng tôi muốn trở thành một nhà cung cấp an ninh trong NATO và đóng góp vào an ninh của tất cả các nước NATO cũng như đảm bảo an toàn cho tất cả công dân trong các nước NATO". 

Thủ tướng Thuỵ Điển tham gia cuộc phỏng vấn trực tuyến với CNN. Ảnh: CNN 

Thuỵ Điển cùng với Phần Lan đã chính thức nhận được lời mời gia nhập NATO sau khi đạt được thoả thuận 3 bên với Thổ Nhĩ Kỳ, quốc gia thành viên duy nhất từng lên tiếng phản đối việc kết nạp thêm 2 nước Bắc Âu này vào khối. Việc này sẽ chính thức đặt dấu chấm hết cho 200 năm không liên kết quân sự với phương Tây của Thuỵ Điển.

Lên tiếng về thỏa thuận với Thổ Nhĩ Kỳ, Thủ tướng Thụy Điển nói rằng nước này cam kết thực hiện các bước để "chống lại những kẻ khủng bố" nhưng vẫn "sẽ tuân theo các công ước của Thụy Điển và quốc tế liên quan tới việc dẫn độ một đối tượng nào đó".

Thủ tướng cũng nói rằng tư cách thành viên NATO sẽ có lợi về mặt chiến lược đối với các nước Baltic dễ xảy ra xung đột. Bà nhận xét: "Vị trí địa lý của cả Phần Lan và Thụy Điển sẽ chúng tôi giúp bảo vệ các quốc gia vùng Baltic dễ dàng hơn nếu có điều gì đó xảy ra".

Nói thêm về tình hình tại Ukraine hiện nay, bà Andersson chia sẻ: "Chúng tôi phải tiếp tục với các biện pháp trừng phạt. Chúng tôi phải tiếp tục hỗ trợ Ukraine về mặt nhân đạo, tài chính và quan trọng nhất là hỗ trợ quân sự ".

Nhiều chuyên gia nhận định việc Phần Lan và Thuỵ Điển gia nhập NATO có thể sẽ không phải một tin vui đối với Nga, đặc biệt là khi Phần Lan có chung đường biên giới với nước này. Tuy nhiên, Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết ông "không thấy phiền" nếu Phần Lan và Thuỵ Điển gia nhập liên minh quân sự do Mỹ dẫn đầu nhưng cảnh báo Mocsow sẽ đáp trả nếu có bất kỳ mỗi "đe doạ" nào.

Phát biểu trong cuộc họp báo sau Hội nghị thượng đỉnh Caspi ở Turkmenistan hôm 29/6, ông chủ Điện Kremlin nhấn mạnh: "Chúng tôi không bận tâm về việc Phần Lan và Thuỵ Điển gia nhập NATO. Nếu họ muốn tham gia, họ có thể. Chỉ có chúng ta mới cần làm rõ rằng chúng ta sẽ phải đối phó một cách tương xứng nếu có mối đe doạ nào đó phát sinh".

Minh Hạnh (Theo CNN)

Tin nổi bật