Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Thứ trưởng Bộ GTVT: Để lọt xe quá tải, có tiêu cực, cò mồi!

(DS&PL) -

(ĐSPL) – "Tại những địa phương thực hiện chưa tốt việc kiểm soát tải trọng xe, ngoài việc cân xe chưa tốt còn xuất hiện cả tiêu cực, cò mồi" – Thứ trưởng Bộ GTVT Lê Đình Thọ nhận định.

(ĐSPL) – "Tại những địa phương thực hiện chưa tốt việc kiểm soát tải trọng xe, ngoài việc tổ chức cân xe chưa tốt còn do xuất hiện cả tiêu cực, cò mồi – Thứ trưởng Bộ GTVT Lê Đình Thọ nhận định.

Còn tình trạng tiêu cực, cò mồi

Trong buổi tọa đàm trực tuyến Chống tiêu cực trong kiểm soát tải trọng xe được tổ chức chiều nay (28/7), Thứ trưởng Bộ GTVT Lê Đình Thọ cho biết: “Trong việc kiểm soát tải trọng xe, tại những địa phương không đạt được hiệu qủa cao thì nguyên nhân ngoài việc tổ chức cân xe chưa tốt còn do xuất hiện cả tiêu cực, cò mồi. Một số nơi còn có tình trạng người dân và lái xe có những hành vi trái qui định. Nhiều lái xe không chấp hành nghiêm chủ trương này, thậm chí còn cố tình phá hoại, gây hư hỏng thiết bị trạm cân”.

Dù việc kiểm soát tải trọng xe đã được triển khai đồng loạt trên toàn quốc nhưng vẫn có nơi làm tốt, có nơi làm chưa tốt khiến các doanh nghiệp lo lắng, bên cạnh đó, vẫn còn có hiện tượng lái xe nói trả tiền bảo kê để được hẹn giờ qua trạm cân nên chưa thể tạo ra một môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp vận tải.

Nhận định về nguyên nhân dẫn đến các tình trạng trên, Thứ trưởng Bộ GTVT Lê Đình Thọ cũng khẳng định rằng: “Để xảy ra tình trạng trên, bên cạnh những tồn tại khách quan thì những yếu kém trong khâu tổ chức ở một số địa phương, đặc biệt là sự phối hợp giữa hai lực lượng Thanh tra giao thông và Cảnh sát giao thông chưa hiệu quả là nguyên nhân chính. Trách nhiệm phối hợp, thực thi công vụ các các lực lượng tại trạm cân cũng chưa hiệu quả. Có tình trạng lập trạm cân nhưng không duy trì 24/24h, 7 ngày trong tuần, dẫn đến cò mồi lợi dụng thời điểm không có trạm cân để cho xe quá tải vượt trạm”.

Thứ trưởng Bộ GTVT thừa nhận, việc để lọt xe quá tải là do còn có tiêu cực, cò mồi.

“Nhiều lần tôi trực tiếp đi kiểm tra đêm và phát hiện ra hiện tượng này. Có những thời điểm việc kiểm tra, kiểm soát tại các trạm cân còn rất lơ là. Vì vậy, trong 6 tháng cuối năm, Bộ trưởng Đinh La Thăng đã yêu cầu siết chặt hơn và nâng cao hơn nữa việc này, quyết không để xe quá tải lộng hành và “lọt” trạm” – Thứ trưởng Bộ GTVT cho biết.

Về kết quả khác nhau của việc kiểm tra tải trọng xe quá tải có thông báo trước và không thông báo trước, ông Thạch Như Sỹ - Phó Chánh Thanh tra Bộ GTVT khẳng định, dù thực hiện việc kiểm tra nào thì cũng nổi lên một số tiêu cực.

Cụ thể, ở cơ quan quản lý địa phương, nếu địa phương bị làm gắt gao về tải trọng sẽ gây ảnh hưởng tới lợi ích kinh tế. Ví dụ các đơn vị có mỏ vật liệu xây dựng, nhà máy sản xuất, cảng nhà ga, nhiều đơn vị tham gia vận tải..., khi cân xe gắt gao sẽ gây ảnh hưởng đến hoạt động kinh tế của địa phương.

Ngoài ra, còn xuất hiện một số các lợi ích khác có liên quan như việc thu lợi qua chở quá tải, khi làm căng thì dẫn tới xuất hiện lực lượng cò mồi dẫn xe (ví dụ như ở Hòa Bình).

Bên cạnh đó, lực lượng thi hành công vụ ở các địa phương thực hiện không đủ thời gian quy định theo công điện của Thủ tướng Chính phủ phải làm 24/24h và 7/7 ngày. Ví dụ, ở Bình Thuận là 83\% số giờ, Hà Tĩnh 78\%, và cũng có việc lực lượng kiểm tra thấy xe mà không dừng hay nghiệp vụ non không phát hiện vi phạm, biết xe vi phạm mà làm ngơ, không xử lý đầy đủ các chủ thể vi phạm, đặc biệt là doanh nghiệp vận tải và đơn vị bốc dỡ hàng hóa.

Trước thắc mắc cho rằng, có nhiều xe mắc phải tình trạng cân trạm này cho qua nhưng đến trạm khác thì lại bị vi phạm, Phó Chánh Thanh tra Bộ GTVT giải thích: “Về vấn đề này, chúng tôi cho rằng Cảnh sát giao thông và Thanh tra giao thông là những người thực thi công vụ. Các thiết bị trang bị cho 2 lực lượng này là những công cụ mang tính pháp lý của Nhà nước trao cho để lực lượng này thi hành. Trong quá trình kiểm tra xử lý, giải quyết vấn đề, người ta có thể khiếu nại đối với lực lượng làm nhiệm vụ. Lần 1 sẽ do chính thanh tra đó trực tiếp đứng ra giải quyết. Lần 2 thì cấp trên của thanh tra đó sẽ giải quyết.

Chúng tôi đã chỉ đạo lực lượng thanh tra khi mang cân ra phải được kiểm chuẩn, có dán tem. Sau đó, cơ quan dán tem phải chịu trách nhiệm trước pháp luật. Khi chúng tôi kiểm tra tải trọng xe bằng cân, đã dán tem kiểm chuẩn thì người bị kiểm tra phải tin tưởng”.

Cán bộ trạm cân phải làm việc quá tải

Cũng trong buổi hội thảo trực tuyến được tổ chức chiều nay, nhiều ý kiến cho rằng trong các thời gian sắp tới cần triển khai các giải pháp về tổ chức và chế độ cho cán bộ tại trạm cân.

Về những khó khăn tại địa phương, ông Lương Phan Kỳ - Giám đốc Sở GTVT Hà Tĩnh cho biết: “Lực lượng Thanh tra giao thông Hà Tĩnh chỉ 19 người, 7 người ở trạm cân. Ngoài ra còn có cân xách tay, kiểm tra ở bên xe… Khi thành lập trạm cân chúng tôi cũng đã làm việc với bên công an, quân đội, mỗi bên chỉ 6 người. Làm 24/24h, làm cả 7 ngày là quá quy định của Bộ luật Lao động. Đề nghị có quy định để bổ sung chế độ lương bổng, chế độ bồi dưỡng cho lực lượng thanh tra, quân đội”.

Các nhân viên trạm cân ở nhiều nơi phải làm việc 24/24h và 7 ngày trong tuần nhưng chưa có được các chính sách hỗ trợ thích đáng.

“Hiện, lực lượng thanh tra đang thực hiện theo chế độ bồi dưỡng 100 nghìn đồng/ngày. Còn bên công an và quân đội thì theo thông tư liên tịch của Bộ Tài chính và Bộ Nội vụ nên 2 lực lượng này không có tiền, ảnh hưởng đến chế độ chính sách. Do đó, cần xem xét bổ sung chế độ để anh em không bị thiệt thòi” – ông Lương Phan Kỳ đề xuất.

Ông Hoàng Phú Hiền - Phó GĐ Sở GTVT Nghệ An cũng đề nghị được cấp kinh phí đầu tư vị trí hạ tải và đặt trạm cân.

Cũng về vấn đề trên, ông Thạch Như Sỹ - Phó Chánh Thanh tra Bộ GTVT bày tỏ quan điểm: “Qua kiểm tra tại các tỉnh cho thấy, thực tế ai cũng thừa nhận kết quả kiểm tra tải trọng xe rất cao, lượng phương tiện chạy quá tải trên đường đã giảm rất nhiều, được các tỉnh thừa nhận. Tuy nhiên chúng tôi còn băn khoăn một điều là hiện các trạm của chúng ta là xe lưu động nhưng phải gánh vác trọng trách là trạm cân dù bản chất của nó chỉ là một cái xe. Nếu chúng ta sử dụng xe làm trạm cân thì tuổi thọ và độ bền xe sẽ không cao. Bởi trạm phải có chỗ ăn, ở và các điều kiện khác”.

“Tôi đã từng thực tế ở trạm lúc giữa trưa 12h và ban đêm, không thể chịu nổi vì quá nóng, quá sức chịu đựng. Khi mưa thì không thể về được. Bản thân cái xe cân tải trọng này nếu cứ đứng dí một chỗ thế này thì chẳng mấy cũng hỏng.

23 tỉnh mà chúng tôi đã kiểm tra, duy nhất chỉ có Bình Thuận có chế độ cho anh em trực ngoài giờ, một số tỉnh khác mới chỉ có dự toán, kế hoạch phê duyệt trên giấy tờ. Cái đầu tiên là phải bồi dưỡng sức dân, có chế độ làm thêm giờ, làm ca. Ở Hải Dương các anh nói, nếu chúng ta không có trang thiết bị cho các trạm thì không bao giờ bền, ở TP. HCM, Hưng Yên, Nghệ An đầu tư trang thiết bị như máy điều hòa… thì kết quả rất cao” - Phó Chánh Thanh tra Bộ GTVT chia sẻ.

Từ đó, ông Sỹ cũng đưa ra đề xuất: “Chúng tôi xin kiến nghị, chỗ nào cần thiết thì đặt coi như thử nghiệm. Nếu có hiệu quả thì Tổng cục sớm làm việc với các địa phương và chỗ nào được địa phương cho phép thì tiến hành đặt trạm cố định, chứ không anh em quá vất vả.

Về nghiệp vụ chuyên môn, theo Công điện 195, 1966 và 488 nếu chỉ trông chờ vào cân tại trạm thì không thể siết được tải trọng. Do đó, nên trang bị cho lực lượng thanh tra giao thông, CSGT các cân di động là việc làm cần thiết để kiểm tra trên các tuyến đường. Biện pháp gốc là phải xử lý được từ chủ doanh nghiệp, chủ hàng”.

Tin nổi bật