Trẻ dưới 10 tuổi và cao dưới 1,35m phải được sử dụng thiết bị an toàn phù hợp khi đi ô tô (Ảnh: Joie Baby Việt Nam)
Quy định mới về an toàn trẻ em trên ô tô có hiệu lực từ 2026
Người điều khiển ô tô chở trẻ em nhưng không trang bị thiết bị an toàn theo quy định có thể bị xử phạt từ 800.000 đến 1 triệu đồng (Ảnh: Joie Baby Việt Nam)
Theo Luật Trật tự An toàn giao thông (ATGT) Đường bộ, từ ngày 1/1/2026, trẻ dưới 10 tuổi và cao dưới 1,35m không được ngồi cùng hàng ghế với người lái, trừ các loại ô tô chỉ có một hàng ghế. Đồng thời, người điều khiển phương tiện có trách nhiệm sử dụng thiết bị an toàn phù hợp cho trẻ. Các thiết bị này bao gồm ghế ngồi ô tô chuyên dụng cho trẻ sơ sinh, ghế nâng và dây đai an toàn tương thích với trẻ nhỏ.
Người điều khiển ô tô chở trẻ em nhưng không trang bị thiết bị an toàn theo quy định có thể bị xử phạt từ 800.000 đến 1 triệu đồng.
Việc sử dụng ghế ngồi ô tô là cấp thiết
Ghế ngồi ô tô giúp giảm từ 34% - 81% tỷ lệ trẻ em tử vong trong các vụ va chạm giao thông (Ảnh: Joie Baby Việt Nam)
Theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), mỗi năm thế giới có trên 186.000 trẻ tử vong do tai nạn giao thông. Tại Việt Nam, Ủy ban ATGT Quốc gia thống kê trung bình mỗi năm cả nước có 1.900 trẻ tử vong vì tai nạn giao thông, chiếm 25% tổng số trẻ em tử vong do các tai nạn thương tích.
Điều đáng báo động là nhiều trường hợp có thể được ngăn chặn chỉ bằng một thiết bị bảo đảm an toàn cho bé hiệu quả: ghế ngồi ô tô trẻ em.
Ông Trần Hữu Minh, Chánh VP Uỷ ban ATGT Quốc gia cho biết, ghế ngồi ô tô trẻ em có ý nghĩa quan trọng như dây an toàn cho người lớn, giúp giảm đáng kể tỷ lệ tử vong (giảm từ 34% - 81%), giảm các chấn thương nghiêm trọng (giảm từ 35% -72%) và các chấn thương khác của trẻ (giảm từ 25% - 58%) trong các vụ va chạm giao thông.
Đồng thời, các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng việc để trẻ ngồi trên ghế ô tô thông thường trong thời gian dài sẽ ảnh hưởng đến tư thế của trẻ. Ghế ngồi ô tô trẻ em được thiết kế phù hợp với cấu tạo khung xương chưa hoàn thiện của trẻ, hỗ trợ sự phát triển cột sống khỏe mạnh, cho trẻ sự thoải mái khi di chuyển bằng ô tô.
Lựa chọn và sử dụng đúng cách ghế ngồi ô tô trẻ em
Có ba loại ghế ngồi ô tô thường gặp phù hợp với các giai đoạn phát triển khác nhau của trẻ: ghế cho trẻ sơ sinh (Infant seat), ghế chuyển đổi (Convertible seat) và ghế hỗ trợ (Booster seat). Các thiết bị này cần đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn quốc tế, đảm bảo chất lượng và hiệu quả bảo vệ trẻ trong suốt hành trình.
Để phát huy hiệu quả bảo vệ tối đa, ghế ngồi ô tô cần được lắp đặt đúng cách bằng dây an toàn của xe ô tô hoặc hệ thống ISOFIX.
Lựa chọn và sử dụng đúng cách ghế ngồi ô tô giúp thiết bị phát huy hiệu quả bảo vệ tối đa (Ảnh: Joie Baby Việt Nam)
Nếu sử dụng dây an toàn của xe để lắp đặt, cha mẹ cần đảm bảo dây đi đúng đường dẫn, đã căng chặt, không bị xoắn và được khóa chặt trong kẹp khóa. Đối với ghế hỗ trợ (booster seat), dây đai phải nằm ngang hông trẻ chứ không phải bụng, phần vai đai phải đi qua ngực chứ không chạm vào cổ.
Hệ thống ISOFIX sẽ giúp việc lắp đặt sẽ dễ dàng hơn, cố định ghế an toàn vào khung xe, hạn chế tình trạng lắp đặt sai. Tuy nhiên, cha mẹ vẫn cần đảm bảo hai đầu nối được gắn chặt vào điểm neo dưới ghế và ghế ép sát vào lưng ghế của xe.
Một số lỗi phổ biến mà phụ huynh thường mắc phải khi sử dụng ghế ngồi ô tô cho trẻ gồm: để dây đai quá lỏng, lắp ghế không chắc chắn, cho trẻ ngồi sai hướng ghế hoặc cho trẻ mặc quần áo dày khiến dây đai không ôm sát. Những sai lầm này làm giảm hiệu quả bảo vệ của thiết bị, dẫn đến nguy cơ chấn thương nghiêm trọng nếu xảy ra tai nạn.
Lời khuyên dành cho ba mẹ
Trước khi sử dụng ghế ngồi ô tô, cha mẹ cần xem kỹ hướng dẫn lắp đặt, kiểm tra độ chắc chắn của thiết bị và đảm bảo rằng trẻ được thắt dây an toàn đúng cách. Ngoài ra, phụ huynh nên tìm hiểu thêm về các tiêu chuẩn an toàn như ECE R44/04, ECE R129, i-Size để có sự đầu tư đúng, phù hợp với nhu cầu của gia đình và tiêu chuẩn an toàn khi tham gia giao thông bằng ô tô.
Hành trình an toàn, trọn vẹn tương lai
Sử dụng ghế ngồi ô tô để đồng hành và bảo vệ bé yêu trên mọi hành trình (Ảnh: Joie Baby Việt Nam)
Bảo vệ trẻ em khi tham gia giao thông là trách nhiệm của gia đình và cộng đồng, góp phần xây dựng một môi trường giao thông an toàn, văn minh. Cha mẹ hãy dành thời gian tìm hiểu và chủ động trang bị thiết bị an toàn cho bé để đồng hành và bảo vệ bé yêu trên mọi hành trình. Mỗi chuyến đi an toàn là một trải nghiệm để bé vững vàng khôn lớn, là tiền đề tạo dựng tương lai tươi sáng cho chính con trẻ, gia đình và xã hội!
Tham khảo thêm tại: