Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Tên lửa đạn đạo cực mạnh của Armenia bị UAV cảm tử Azerbaijan thiêu rụi

(DS&PL) -

Một hệ thống tên lửa của Lực lượng vũ trang Armenia đã bị phá hủy khi được triển khai gần biên giới với Nagorno-Karabakh và Azerbaijan.

Một hệ thống tên lửa của Lực lượng vũ trang Armenia đã bị phá hủy khi được triển khai gần biên giới với Nagorno-Karabakh và Azerbaijan.

Trong bức ảnh có thể thấy rõ một bệ phóng di động, nó vẫn mang theo một tên lửa đạn đạo chưa nổ. Ảnh: AP

Mới đây phía Azerbaijan đã đăng tải hình ảnh cùng video về việc máy bay không người lái của họ phá hủy nhiều tổ hợp tên lửa đạn đạo chiến thuật Iskander-E cùng với Tochka-U của Armenia.

Hãng thông tấn Nga Avia-pro cũng đăng tải bức ảnh cho thấy một trong những xe mang phóng tự hành của tổ hợp R-17 Elbrus bị tiêu diệt khi đang chuẩn bị tấn công vào lãnh thổ Azerbaijan.

Theo công bố, R-17 Elbrus (Scud) là loại tên lửa đạn đạo chiến thuật tầm ngắn được Liên Xô phát triển trong thời kỳ Chiến tranh lạnh và xuất khẩu rộng rãi tới nhiều quốc gia trên thế giới.

Tên lửa Scud là sản phẩm của công nghệ mà Liên Xô thu thập được từ tay Phát xít Đức. Công nghệ tên lửa V-2 của Đức đã mở đầu cho một quá trình phát triển kéo dài 10 năm ở Liên Xô, và vào tháng 11/2957, tên lửa R-11M đã được ra mắt trước công chúng.

R-11M là một loại tên lửa nhiên liệu lỏng phóng từ một dàn phóng di chuyển trên đường ray, và có tầm bắn tối đa vào khoảng 270 km. R-11M sau đó được NATO gọi bằng tên gọi Scud, và những phiên bản sau đó của tên lửa này được gọi là Scud-A.

Với tầm bắn ngắn, Scud-A được coi là một loại tên lửa hạt nhân chiến lược. Khi đó, độ chính xác của tên lửa này không cao khi sai số trượt mục tiêu (CEP) lên đến gần 3 km. 

Nhà phân tích quân sự Steven Zaloga nhận định, tổng số tên lửa Scud được sản xuất là vào khoảng 10.000 quả, trong số này khoảng 5.000 - 6.000 tên lửa vẫn còn hoạt động tính đến năm 1997.

Hiện tên lửa Scud đã không còn được sản xuất và không còn được sử dụng trong quân đội Nga nữa, song Scud vẫn xuất hiện ở nhiều nơi trên thế giới.

Trong chiến tranh Iran - Iraq vào thập niên 1980, tên lửa Scud của Iran, mua về từ Libya, đã được dùng để tấn công các thành phố của Iraq. 

Mới đây, phiến quân Yemen đã chủ động lấy tên lửa đạn đạo loại này tấn công Saudi Arabia và họ đã tìm cách vượt qua thành công các khu vực được bảo vệ bởi Patriot của Mỹ, điều này cho thấy thực tế là dù tuổi tác cao, những tên lửa như vậy vẫn là một mối đe dọa nghiêm trọng.

Mộc Miên (T/h)

Tin nổi bật