Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Temu vẫn chưa được phép hoạt động tại Việt Nam, chuyên gia khuyến cáo gì?

  • Việt Hương (T/h)
(DS&PL) -

Sau khi Temu tạm dừng hoạt động, các đơn hàng đã đặt cũng bị ngừng giao về Việt Nam. Temu đã hoàn toàn bộ số tiền cho cho khách hàng theo yêu cầu của Bộ Công Thương.

Temu đã hoàn toàn bộ số tiền cho cho khách hàng theo yêu cầu của Bộ Công Thương

Ông Hoàng Ninh - Phó Cục trưởng Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) cho biết trên báo Công thương sáng 10/2, Temu vẫn trong thời gian chờ xin cấp phép hoạt động tại Việt Nam. Theo quy định, khi nền tảng thương mại này hoàn thiện đủ và hợp lệ hồ sơ mới xem xét cấp phép hoạt động.

Thực hiện công tác quản lý nhà nước về thương mại điện tử, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số đã liên hệ và làm việc với Công ty Elementary Innovation Pte. Ltd - chủ sở hữu nền tảng Temu để yêu cầu tuân thủ quy định của pháp luật về thương mại điện tử tại Việt Nam theo quy định tại Nghị định số 52/2013/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 85/2021/NĐ-CP) về thương mại điện tử.

Ông Hoàng Ninh cho biết, sau khi Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số chủ động làm việc, Công ty Elementary Innovation Pte. Ltd đã triển khai thực hiện một số biện pháp theo yêu cầu của Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, như: Tạm dừng cung cấp dịch vụ thương mại điện tử tại Việt Nam (không sử dụng ngôn ngữ thể hiện tiếng Việt khi cung cấp dịch vụ trên website Temu.com và ứng dụng di động Temu). Nộp hồ sơ đăng ký hoạt động cung cấp dịch vụ thương mại điện tử thông qua Cổng thông tin quản lý hoạt động thương mại điện tử (online.gov.vn)…

Đồng thời gỡ bỏ các chương trình khuyến mại chưa tuân thủ quy định pháp luật về xúc tiến thương mại theo pháp luật của Việt Nam. Toàn bộ sản phẩm, hàng hóa có khuyến mại trên 50% được gỡ bỏ theo quy định tại Nghị định số 81/2018/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết Luật Thương mại về hoạt động xúc tiến thương mại và pháp luật có liên quan khác; bỏ các chương trình, mô hình kêu gọi người dùng tham gia kinh doanh để được hưởng các khoản thưởng và hoa hồng khác nhau tại thị trường Việt Nam…

Lãnh đạo Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số cho biết thêm, sau khi Temu tạm dừng hoạt động, các đơn hàng đã đặt cũng bị ngừng giao về Việt Nam. Ứng dụng này được yêu cầu thông báo xin lỗi và thực hiện chính sách hoàn tiền cho khách hàng.

Đến thời điểm này, Temu đã hoàn toàn bộ số tiền cho cho khách hàng theo yêu cầu của Bộ Công Thương.

Sàn thương mại điện tử Temu hiện vẫn chưa được phép hoạt động tại Việt Nam. (Ảnh: VTC News)

Chuyên gia khuyến cáo gì?

Chuyên gia thương mại điện tử Bùi Quang Cường - Giám đốc Công ty iViet cho biết trên VietnamNet, người dùng hãy là người tiêu dùng thông thái, trước khi để xảy ra những tình huống đáng tiếc về hàng giả, hàng nhái hay bị lừa đảo. Vì nếu có vấn đề nhờ tới cơ quan chức năng can thiệp thì cũng mất nhiều thời gian, chi phí.

Vị chuyên gia TMĐT mách nước một số mẹo để người tiêu dùng có thể mua sắm tốt hơn trên các nền tảng trực tuyến.

Một, kiểm tra mức độ tin cậy của nền tảng mình mua sắm xem đã được cơ quan chức năng cấp phép chính thức hay chưa (cần để ý kỹ tên miền, nhiều trường hợp tên miền na ná nhằm giả danh nền tảng uy tín đánh lừa người dùng).

Nên kiểm tra một số nền tảng khác nhau của nhà bán hàng trước khi thanh toán. Tránh tình trạng như vừa mới đây có khách hàng đặt phòng qua Fanpage tích xanh của 1 cơ sở tại Ninh Bình và bị lừa hơn 1 tỷ đồng vì cứ nghĩ có tích xanh nghĩa là uy tín.

Nếu cần có thể liên hệ trao đổi trước trên nền tảng hoặc yêu cầu một số thông tin bổ sung trước khi ra quyết định. Đây là một cách “xác minh 2 lớp”.

Hai, khi mua sắm nên kiểm tra rõ thông tin sản phẩm, chính sách hoàn tiền, bảo hành, phương thức thanh toán trước khi đặt hàng.

Nên tham khảo đánh giá của những khách hàng đã mua trước đó và từ cộng đồng để có quyết định sáng suốt, đặc biệt là những sản phẩm có giá trị cao hoặc cảm giác có yếu tố bất thường.

Tin nổi bật