Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Tây Du Ký: Hé lộ những hình ảnh hậu trường cực hiếm, ai xem cũng phải thán phục đoàn làm phim

(DS&PL) -

Tây Du Ký 1986 là phiên bản phim chuyển thể thành công nhất không chỉ bởi kịch bản dặc sắc mà còn bởi sự đầu tư và khả năng sáng tạo của đoàn làm phim.

Tây Du Ký 1986 là phiên bản phim chuyển thể thành công nhất không chỉ bởi kịch bản dặc sắc mà còn bởi sự đầu tư và khả năng sáng tạo của đoàn làm phim. Dưới đây là một số hình ảnh cực hiếm về hậu trường làm phim cho thấy ê-kíp Tây Du Ký đã phải nỗ lực và gặp khó khăn nhiều thế nào.

Tây Du Ký 1986 được sản xuất trong thời điểm công nghệ còn lạc hậu, kinh phí làm phim cũng eo hẹp. Bởi vậy, cả đoàn làm phim và đạo diễn Dương Khiết đã phải nghĩ đủ mọi cách để tạo hiệu ứng tốt nhất cho bộ phim. Trong đó, nhiều cảnh quay tưởng như hoành tráng nhưng thực tế là do đoàn làm phim dựng bằng mô hình đơn giản để tiết kiệm nhất có thể. Điển hình là hình ảnh những toà tháp chọc trời trong phim hoá ra chỉ là mô hình lắp ráp đơn sơ. 

Trong cái phân đoạn cần tạo khói mờ ảo, ê-kíp làm phim đã phải sử dụng bột màu để tạo hiệu ứng, vừa giúp che bớt "khuyết điểm", vừa khiến cảnh phim chân thực hơn.

Điều khiến khán giả bất ngờ nhất chính là sự thật về bạch mã của Đường Tăng. Trên phim làm một con ngựa trắng nhưng mấy ai biết rằng thực tế vì thiếu kinh phí nên đoàn làm phim chỉ có thể thuê một con ngựa đen và phải sơn trắng lên người con ngựa để có một con bạch mã cho Đường Tăng.

Phần hoá trang của Trư Bát Giới cũng vô cùng vất vả. Theo chia sẻ của ê-kíp làm phim, phần tai Trư Bát Giới phải gắn bằng keo nhưng không hề chắc chắn. Bởi vậy, khi đóng phim, diễn viên Mã Đức Hoa phải vô cùng cẩn thận, tránh hành động quá mạnh để không bị... rụng tai.

Trong thời gian ghi hình, đoàn làm phim cũng gặp nhiều khó khăn như việc phải dựng tạm một tấm bạt che nắng.

Hay phải tự mình đẩy xe do gặp trục trặc giữa đường.

Bất chấp những thiếu thốn về kinh phí và công nghệ lạc hậu, Tây Du Ký 1986 khi lên hình vẫn tương đối hoàn thiện vào thời kỳ đó và trở thành một bộ phim được khán giả yêu mến. Bộ phim đã được chiếu lại tới 3.000 lần tại Trung Quốc. Sau khi ê-kíp làm phim hé lộ hình ảnh hiếm về hậu trường ghi hình, nhiều người không khỏi thán phục tài năng và sự hy sinh, hết mình vì nghệ thuật của họ. 

Minh Hạnh (T/h)

Tin nổi bật