Cho đến nay, chuyện tình cảm vợ chồng của Gia Cát Lượng và Hoàng Nguyệt Anh vẫn luôn được thế nhân ca ngợi và ngưỡng mộ.
Chuyện tình đẹp của Gia Cát Lượng và Hoàng Nguyệt Anh luôn được thế nhân ca ngợi và ngưỡng mộ. |
Từ xa xưa, đất đai và phụ nữ thường là nguyên nhân gây ra các cuộc tranh đấu giữa những người đàn ông. Trong lịch sử, vợ của những anh hùng danh tiếng đa phần đều xinh đẹp tuyệt trần, có thể kể đến như Điêu Thuyền của Lữ Bố hay Giang Đông nhị Kiều của Tôn Sách và Chu Du. Tuy nhiên, Hoàng Nguyệt Anh, vợ của Gia Cát Lượng, một quân sư tài ba nhất thời Tam Quốc, lại không phải mỹ nhân giai lệ, thậm chí con bị liệt vào hàng "Ngũ xú Trung Hoa" (5 người phũ nữ xấu nhất lịch sử Trung Hoa).
Hoàng Nguyệt Anh là con gái diệu của danh sĩ Hoàng Thừa Ngạn và Thái phu nhân. Khi con gái đến tuổi cập kê, Hoàng Thừa Ngạn lại loan tin rằng: "Ta có một đứa con gái da dẻ ngăm đen, dung mạo xấu xí".
Chính lời nói phát ra từ Hoàng Thừa Ngạn đã khiến người đời tin rằng con gái ông rất xấu. Tại sao người cha ruột lại làm mất uy tín của con gái mình theo cách này?
Đây có thể nói chính là tấm lòng của một người làm cha. Hoàng Nguyệt Anh vồn là con gái duy nhất của gia tộc họ Hoàng, vì vậy quyền thừa kế tài sản của gia đình sẽ được trao toàn bộ cho cô con gái này.
Vào thời điểm đó, nếu Hoàng Thừa Ngạn không nói rằng Hoàng Nguyệt Anh trông xấu xí, nhiều người chắc chắn sẽ đến cầu hôn vì tài sản và danh tiếng của gia tộc họ Hoàng chứ không phải thực lòng yêu thương con gái ông. Và khi Hoàng Thừa Ngạn nói rằng con gái ông xấu, bất cứ ai dám kết hôn vào thời điểm này đều là người có tấm lòng chân quý.
Còn về Gia Cát Lượng, tuy khi đó đã nổi tiếng là người có tài có đức, nhưng lại không có địa vị, ông luôn tự ti về xuất thân điền phu của mình. Ông cho rằng, ngay cả khi mình có đủ tài trí làm chủ đại cục, thì thanh danh không đẹp này cũng sẽ khiến ông mất đi nhiều cơ hội. Do đó, Gia Cát Lượng từ lâu vẫn luôn chờ cơ hội “đổi đời”.
Cơ hội đó cuối cùng cũng đã tới, Bàng Đức Công và Tư Mã Huy đã đứng ra làm mối để Hoàng Thừa Ngạn gả con gái Hoàng Nguyệt Anh cho Gia Cát Lượng.
Hoàng Thừa Ngạn thoáng nhìn đã thấy Gia Cát Lượng khôi ngô tuấn tú, không chỉ phong lưu mà tháo vát. Ông lại một lần nữa nhấn mạnh với Lượng rằng: "Nghe nói tiên sinh đang kén vợ. Ta có một đứa con gái da dẻ ngăm đen, dung mạo xấu xí, có thể cùng tiên sinh sánh đôi".
Gia Cát Lượng nghe xong liền rất xúc động, không nói lời nào mà vội vàng đồng ý. Trong lòng nghĩ dù con gái ngài xấu hay đẹp, chỉ cần chấp nhận mối quan hệ này, tiền đồ nhất định sẽ sáng lạng.
Quả nhiên sau đó, Bàng Đức Công, Bàng Thống, Tư Mã Huy và Hoàng Thừa Ngạn cật lực tiến cử Khổng Minh. Tuy rằng lúc đó, Gia Cát Lượng vẫn đang ẩn cư tại Long Trung, nhưng danh hiệu “Ngọa Long tiên sinh” đã vang khắp thiên hạ.
Cũng chính sự nổi tiếng của Gia Cát Lượng đã khiến chuyện ông cưới một người vợ xấu trở thành đề tài bị châm biếm. Thậm chí có câu "mạc học khổng Minh trạch phụ, chi đắc A Thừa xú nữ" (Nghĩa là: Đừng học cách Khổng Minh chọn vợ, chỉ được cô A Thừa xấu xí").
Thế nhưng, chuyện Hoàng Thừa Ngạn loan tin con gái mình xấu xí, thô kệch thực chất chỉ để thử thách tấm lòng của những người muốn làm con rể của ông.
Sau khi thành thân, Gia Cát Lượng phát hiện tân nương của mình không hề giống với những lời đồn đại. Hoàng Nguyệt Anh không chỉ trí tuệ tinh thông, mà đích thực còn là người phụ nữ có nhan sắc yêu kiều. Thậm chí, bà vẫn luôn giữ thói quen đeo mặt nạ để che giấu nhan sắc thực sự của mình. Ấy là vì Hoàng Nguyệt Anh không mưu cầu tiếng thơm phù phiếm. Bà âm thầm hỗ trợ cho đức phu quân được công thành danh toại, được vang vẻ với đời.
Không chỉ vậy, Gia Cát phu nhân còn là người rất am hiểu tướng công của mình. Gia Cát Lượng khi cùng người khác đàm luận thiên hạ đại sự thường hay bộc lộ rõ ràng những cảm xúc của mình trên nét mặt. Hoàng Nguyệt Anh tinh ý phát hiện ra khuyết điểm này, liền tặng Gia Cát Lượng một chiếc quạt lông, nhắc ông trong những lúc kích động hãy dùng chiếc quạt để che giấu đi cảm xúc trên khuôn mặt của mình.
Có nhiều giai thoại còn khẳng định rằng “Trâu gỗ ngựa máy” chính là sáng kiến của vị phu nhân túc trí đa mưu này.
Không chỉ giúp đỡ rất nhiều cho sự nghiệp của Gia Cát Lượng, Hoàng Nguyệt Anh còn vô cùng đảm đang, chăm nom chuyện nhà cửa chu toàn trong lúc Gia Cát Lượng đi theo Lưu Bị làm đại nghiệp.
Sau này con trưởng của Gia Cát Lượng là Gia Cát Chiêm khi bị Tào Ngụy tấn công, đã tử thủ kiên cường ở Miên Trúc, còn con thứ Gia Cát Hoài khi đối mặt Tấn Vũ Đế Tư Mã Viêm không hề vì tư lợi mà bán mình. Người đời đánh giá đây hoàn toàn là công lao giáo dục của Gia Cát phu nhân.
Việc Gia Cát Lượng đồng ý kết hôn với Hoàng Nguyệt Anh vì gia thế tiền đồ, hay nhan sắc thực sự của vị phu nhân tài trí đức hạnh này, cho đến nay vẫn chưa có lời giải chính xác. Tuy nhiên, có một sự thật rằng kể từ khi chung sống với nhau, hai người chưa bao giờ xảy ra mâu thuẫn hay xung đột gì và chuyện tình cảm của vợ chồng họ là điều được người đời ngưỡng mộ.
Hoa Vũ (Theo Sohu)