Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Sự thật về một tập đoàn may mặc - Phần 2: Đường may gập ghềnh

(DS&PL) -

Chúng tôi xin trở lại những năm tháng đầu tiên khi ông Jef (tức ông Nicholas Stokes) sang Việt Nam cho đến khi có nhà máy rồi lại chia nhà máy.

Chúng tôi xin trở lại những năm tháng đầu tiên khi ông Jef (tức ông Nicholas Stokes) sang Việt Nam cho đến khi có nhà máy rồi năm 2017 buộc phải ký chia các nhà máy với Phương dưới sức ép của người học trò đầy tham vọng này. Có lẽ đọc đến đây, mấy doanh nhân Việt Nam “khôn vặt” sẽ cười cười mà bảo “kinh doanh mà không tham vọng thì không thể là doanh nhân thành đạt”. 

Bạn muốn theo quy chuẩn doanh nhân nào, đó là quyền của bạn. Điều đó hoàn toàn phụ thuộc vào tâm và tầm của bạn mà thôi. Còn với tôi, doanh nhân tốt cũng như người tốt phải là doanh nhân có đạo đức kinh doanh. 

Vào những năm 90s, khi đó Hà Nội vẫn nhan nhản xe đạp và người dân thì hầu hết mặc đồ màu xanh của lính và màu xanh công nhân, ông Jef cùng một đệ tử người Thái tên Wut sang Việt Nam tìm kiếm một cơ hội mới cho lĩnh vực may mặc đam mê của mình. Tại sao lại sang Việt Nam? Vì lúc đó chính phủ Việt Nam cho phép thành lập Tập đoàn dệt may - một bước ngoặt giúp kinh tế Việt Nam khá hơn sau nhiều năm lận đận khắc phục hậu quả chiến tranh. 

Ngày 26/1/1995, ông Jef mở văn phòng tại Hongkong với tên Maxport LTD. Đây là nền tảng, điểm tựa vững mạnh cho ông Jef sau này đầu tư phát triển về Việt Nam. Đồng thời, ông Jef ngồi nhờ văn phòng chừng 20m2 của May 40 tại 88 Hạ Đình - Thanh Xuân - Hà Nội làm nơi giao dịch với khách hàng. 

Một năm sau, năm 1996 khách hàng tăng, các đơn hàng về tới tấp, ông Jef quyết định không ngồi nhờ nữa, mà thuê một căn phòng nhỏ trên tầng 2 dãy nhà truyền thống tại số 88 Hạ Đình - Hà Nội của đối tác May 40 để ổn định. Đến cuối năm 1996 - ông Jef quyết định thuê hẳn một gian nhà của May 40 - một vị trí phòng rộng hơn, ngay tầng một cạnh cổng vào, để Maxport LTD triển khai làm văn phòng và phòng mẫu ngay cạnh. Điều đó cho thấy sự lớn lên rất nhanh của tình hình kinh doanh. Song song lúc này, văn phòng đại diện của Maxport LTD  được thành lập tại Thành phố Hồ Chí Minh, với người đại diện là Ms Thu.

Hình ảnh của Maxport LTD những năm đầu xây dựng.

Do nhu cầu mở rộng kinh doanh nên ông Jef bắt đầu tìm kiếm nhân sự giỏi về làm việc cho mình. Những nhân sự lần lượt  được ông Jef kéo về, đó là chị Nguyễn Thị Lương vào vị trí trưởng phòng kinh doanh. Nhưng phòng xuất nhập khẩu vẫn thiếu người, chị Lương giới thiệu cho ông Jef một thanh niên làm nghề phiên dịch tên Phương. Gần như ngay lập tức, Phương được ông Jef giao cho nhiều trọng trách. 

Vào năm 2000, ông Jef quyết định thu gọn văn phòng đại diện tại Thành phố Hồ Chí Minh, tập trung tổng lực tại Hà Nội và miền Bắc Việt Nam. Qua năm 2000, đơn hàng bùng nổ, May 40 bị quá tải, buộc ông Jef phải đi tìm nhà máy mới: May Việt Thái, Unimex, Việt Hồng… và anh Hồng được cử xuống Thái Bình chịu trách nhiệm quản lý văn phòng ở đó. 

Trong suốt quá trình hình thành từ khởi đầu cho đến năm 2000 và về sau này ông Jef luôn chủ động, đi trước, định hướng chiến lược cho Maxport Ltd một cách đúng đắn và hợp lý. Ông luôn là người lo toàn bộ nguồn tài chính cũng như nguồn khách hàng để công ty phát triển và tồn tại. 

Năm 2004, bằng sự nhạy bén thời cuộc, am hiểu tình hình thị trường và các chính sách mở rộng cửa phát triển của Việt Nam, đặc biệt cho ngành May tại Việt Nam lúc này đang có chính sách bán cổ phần hàng loạt các công ty có vốn nhà nước, ông Jef quyết định phải hoàn toàn ổn định sản xuất tại Việt Nam bằng cách thành lập công ty Maxport Jsc vào ngày 24/1/2004 và sẽ mua lại cổ phần của công ty May 40 đang dự định bán. Ông Jef hiểu rằng, nếu không có pháp nhân tại Việt Nam (tức là công ty tại Việt Nam) thì rất khó để triền khai giấc mơ thời trang thể thao mà ông từng ấp ủ. 

Vốn pháp định của Maxport JSC lúc đầu tiên là 3 tỷ đồng dẫu khá khiêm tốn cũng giải quyết cấp bách những đòi hỏi từ việc mở LC để làm việc với các đối tác nước ngoài được thuận lợi hơn, do đơn hàng từ nước ngoài ngày một nhiều và với số lượng lớn, việc nhờ các pháp nhân tại Việt Nam mỗi lúc một khó hơn, đặc biệt lúc này chưa thể dùng pháp nhân nước ngoài để tổ chức mua lại một số nhà máy sản xuất gia công may mặc có kinh nghiệm tại Việt Nam.

Nhờ tư vấn của một số luật sư và bạn thân, căn cứ vào Luật đầu tư cho người nước ngoài tại Việt Nam mới trong quá trình hoàn thiện, ông Jef quyết định thành lập công ty cổ phần chia đều cổ phần cho 3 đại diện mà ông nhờ. Đó là chị Nguyễn Thị Lương, anh Nguyễn Văn Chung, anh Phương, trong đó anh Phương được ông Jef chỉ định là người đứng đầu, đại diện cho ông đứng danh tư cách pháp nhân cho công ty. Sở dĩ ông Jef chọn Phương, theo chị Nguyễn Thị Lương kể là “Định hướng thành lập công ty là do Sếp đưa ra. Thậm chí lúc họp bàn, mình đồng ý nhưng vẫn mơ hồ còn chưa hiểu được hẳn ý định của Sếp vì tầm nhìn của Sếp đi trước rất xa 10 năm đến 20 năm. Lúc đó, Sếp chọn ba người: Mình, Phương, anh Chung để đứng tên thành lập công ty, với toàn bộ tiền đều là của Sếp hết. Khi ấy mình và 2 người kia là cổ đông trên danh nghĩa cho bác Jef”. Còn anh Nguyễn Văn Chung nói : “Trong ba người Tôi, Lương, Phương thì chọn Phương làm giám đốc vì Phương cũng gần gũi Sếp nên thôi để Phương làm, tôi và Lương làm Phó giám đốc mỗi người chia nhau làm việc. Tôi và Định lo thủ tục hoàn thiện và tôi là người lên lấy dấu đồng của bộ công an”. Chị Tuyết (sau này là Phó Tổng giám đốc Maxport Limited VN) nói: “Năm 2004 thành lập Maxport JSC, Phương là quản lý chung nhưng phụ trách khách hàng vẫn là Lương quản lý, bởi khách hàng thời điểm đó gần như không biết Phương là ai”.

Ông Jef và các cộng sự trao đổi công việc tại văn phòng.

Vào ngày 25/9/2004, ban điều hành Maxport JSC họp, tăng vốn điều lệ từ 3 tỷ lên 15 tỷ. Cũng như khoản 3 tỷ vốn pháp định khi thành lập công ty thì lần này ông Jef cũng chuyển 15 tỷ đồng từ tài khoản cá nhân của ông về Việt Nam. Xin nói thêm, để chuyển được khoản tiền từ tài khoản cá nhân của ông Jef từ ngân hàng Hong Kong về Việt Nam cũng rất gian nan. Chị Hạnh, nhân viên kế toán kể: “Năm 2005, công ty May 40 cổ phần hóa, ông Jef chỉ thị phải mua bằng được cổ phần của May 40. Quá trình mua cổ phần rất vất vả. Chiến lược mua đều do ông Jef chỉ đạo anh Phương và mọi người làm. Ngày đó, ông Jef hầu như đều ăn ngủ tại công ty. Mọi việc như chuyển dòng tiền từ nước ngoài về Việt Nam thế nào, do ai đứng tên, mua bao nhiêu đều do ông sắp xếp hết. Mình là người đi cùng vợ ông Jef rút tiền ra, rồi đi cùng các cá nhân đó đi mua cổ phần. Lúc đó, chưa có két đựng tiền to như bây giờ nên ông Jef phải ngủ lại văn phòng để canh những bao tiền chuyển về đây, hồi hộp chờ ngày mua hết cổ phần May 40”. 

Tháng 7/2005 Maxport JSC mua thành công toàn bộ May 40. Năm 2006 theo đà phát triển và điểm tựa ổn định, ông Jef lại chuyển từ tài khoản cá nhân của ông về Việt Nam một lượng tiền là 15 tỷ để chuẩn bị tăng vốn điều lệ cho Maxport tại Việt Nam lên 30 tỷ đồng. Mục tiêu lần này của ông là công ty May Việt Hà.

Năm 2007 ông Jef cùng hội đồng quản trị quyết định mua Xí nghiệp may Phú Xuân của công ty Unimex Thái Bình.

Năm 2007 và 2008, ông Jef liên tục chuyển khoản 50 tỷ từ tài khoản của ông về Việt Nam, tăng vốn điều lệ của Maxport JSC lên 80 tỷ đồng để thực hiện việc mua Xí nghiệp may Phú Xuân. Không thể phủ nhận, Maxport JSC phát triển một cách thần kỳ có công điều hành của anh Phương, Nguyễn Thị Lương, Nguyễn Văn Chung và các đồng sự cốt cán. 

Cũng là thời điểm này, do công việc nhiều, thấy Phương một vợ, hai con nhỏ mà chưa có được căn nhà khang trang, ông Jef quyết định nhường lại căn nhà penthouse ông mua tại Golden West Lake mà ông định mua để vợ chồng ông ở khỏi phải đi ở thuê và chuyển cho Phương. Người viết ngạc nhiên về điều này, ông nhún vai giải thích: “Tôi coi Phương như em trai, tôi ở nhà thuê quen rồi, nhưng Phương cần một chỗ ở ổn định để còn tiếp tục cống hiến cho công ty”.

(Còn nữa)

Đón đọc phần 3: Tham vọng của "Đệ tử chân truyền"

Mai Anh

Tin nổi bật