Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Sống mòn vì "hụi ma", sa bẫy… tín dụng đen 

(DS&PL) -

Chơi hụi là hình thức góp vốn xoay vòng mang tính tương trợ lẫn nhau, người tham gia có thể tiếp cận vốn để phát triển kinh tế gia đình. Chính vì dễ tham gia nên chủ hụi đã lợi dụng lòng tin của một bộ phận người dân tổ chức nhiều dây "hụi ma" với mục đích lừa đảo, khiến nhiều gia đình lâm vào cảnh nợ nần, phá sản. Bắt đầu từ đây, nhiều con hụi vướng vào các băng nhóm “tín dụng đen” dẫn đến tan cửa nát nhà, sống chui lủi.

Sống mòn vì “hụi ma”

Thời gian qua, trên địa bàn cả nước liên tục xảy ra nhiều vụ vỡ nợ liên quan “tín dụng đen” với số tiền rất lớn. Đặc điểm chung của các vụ này là đối tượng lợi dụng sự quen biết để vay tài sản của nhiều người với lãi suất cao (huy động vốn), sau đó không có khả năng chi trả, bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản, còn người cho vay thì không thu hồi được tài sản hoặc có nhiều vụ đối tượng cho vay với lãi suất cao hơn gấp 5 lần so với lãi suất cao nhất mà Bộ luật Dân sự quy định. Để rồi hậu quả là đẩy những con hụi lầm cảnh nợ nần của các nhóm “tín dụng đen”.

Chúng tôi có mặt tại căn phòng trọ xuống cấp, ẩm mốc của hai mẹ con bà Hoàng Thị Ánh (Bến Tre) nằm sát mép kênh nước đen đặc gần bãi rác Đa Phước (Bình Chánh, TP. Hồ Chí Minh). Cửa phòng trọ đóng im ỉm, bà Tám đi hái rau nhút thuê cả ngày, cô con gái thì bán nước trên đường Nguyễn Văn Linh tối mịt mới về. Nhưng kể từ khki dịch Covid 19 đến giờ, bà Ánh sống nhờ các nhà hảo tâm cho cân gạo bó rau, lâu lâu được phát vài đồng duy trì cuộc sống. Nhất là lúc này mẹ con bà Ánh bắt đầu gặp điêu đứng do hai năm nay đường dây hụi hơn nhiều tỷ đồng bị vỡ ở Bến Tre.

Bà Ánh có thâm niên chơi hụi nhiều năm. Từ hụi vài trăm ngàn/tháng cho đến vài triệu đồng. Bà bị giựt hụi trúng vào thời điểm vét cạn tiền đổ vào dây hụi lớn nhất, ước tính số tiền bà hốt hụi trên 200 triệu. Đùng một cái, chủ tuyên bố bể hụi khiến bà và hàng trăm hụi viên lao đao, khốn đốn. Đang rầu rĩ, quẫn trí thì hạn trả tiền vay tín dụng ngân hàng đã đến kỳ thanh toán, bà Ánh không biết phải xoay xở ra sao. Cô con gái đang học trung cấp nấu ăn ở TP. HCM bất lực nhìn gia cảnh đổ bể, chán chường nên quyết định bỏ học. Bà Ánh kêu người tới cắt nửa mảnh vườn, xén tới tận sân nhà mới đủ một công đất bán với giá "o ép" để trả nợ. Không còn đất trồng cây ăn trái, bà Ánh đi bóc vỏ dừa thuê và xấu hổ không dám bước ra đường. 

Bà Ánh bộc bạch: "Cả tháng trời tôi ngủ không nổi, cứ nghĩ đến khoản tiền mất là uất ức nước mắt chảy ra…". Bà Ánh quyết định đóng cửa nhà, hai mẹ con lên TP. Hồ Chí Minh thuê nhà trọ sống, vừa để lánh kiếp nạn nợ “tín dụng đen” vừa muốn tránh xa những thị phi, đàm tiếu của người dân quê nhà. Cứ một tháng bà lại bắt xe đò về quê xem tình hình dây hụi ra sao và lo trả lãi tín dụng. Nhưng thời buổi dịch Covid 19 này, bà Ánh bỏ số điện thoại, trốn chủ nợ vì bị đe dọa, truy tìm. Mấy nơi bà vay “tín dụng đen” đe dọa sẽ cho người lên TP. Hồ Chí Minh truy tìm bà bằng được. Giờ bà mong sao hết dịch để đi làm thuê trả lãi “tín dụng đen”.

Trong thâm tâm, bà Ánh vẫn hy vọng vào sự "hồi hương" của chủ hụi, ít nhiều cũng trả cho bà một phần nào đó. Nhưng chủ hụi vẫn thoắt ẩn thoắt hiện, hứa lên hứa xuống. Nhiều lúc bị các hụi viên dồn tới đường cùng, chủ hụi tuyên bố: "Giờ tôi không còn khả năng chi trả, ai muốn làm gì thì làm, đi tù tôi cũng chấp nhận". Dù căm phẫn, uất ức cực độ nhưng bà Ánh và các hụi viên đành cắn răng chịu đựng để mong ngày họ trả lại tiền để trang trải cho các đầu tín dụng khác.

Bài học cảnh tỉnh

Qua câu chuyện của bà Ánh, ai cũng biết, từ việc chơi hụi rồi dẫn đến việc phải vay nặng lãi “tín dụng đen” là vi phạm pháp luật. Qua đây, cho chúng ta bài học đắt giá, bởi và điều này đã được quy định rõ ràng trong Bộ luật Hình sự cùng một số quy định khác của pháp luật. Tuy nhiên, “có cầu thì ắt có cung” cùng lấy lý do là “tự nguyện”, nên hình thức cho vay nặng lãi đã phát triển rất mạnh. Nếu hình thức làm ăn lớn thì nhiều quỹ “tín dụng đen” núp dưới danh nghĩa “cho thuê tài chính” để hoạt động, nếu nhỏ lẻ thì chỉ cần những cam kết đơn giản giữa hai bên là có thể thiết lập quan hệ vay, mượn. Tuy nhiên, nhiều “con nợ” khi vay được tiền thì lại bị chủ nợ “xiết” nợ với “101” kiểu tính lãi khiến cho số tiền phải thanh toán là rất lớn.

Theo Trao đổi với chúng tôi, Luật sư Ngô Quang Kim, Trưởng văn phòng luật sư 4.1 và cộng sự (thuộc Đoàn LSTP Hà Nội) cho biết: Vừa qua, hàng loạt vụ vỡ nợ xảy ra trên địa bàn cả nước khiến dư luận xã hội đặc biệt quan tâm. Thực tế, những người có nguồn tiền nhàn rỗi cho người khác vay mượn, kèm theo lãi suất tùy theo sự thỏa thuận của hai bên. Hình thức này nhiều khi mang tính tích cực nhưng cũng không ít trường hợp lợi dụng để trục lợi một cách trái pháp luật. Nếu việc cho vay ở mức lãi suất thấp thì đó chỉ là những quan hệ dân sự bình thường. Khi có tranh chấp thì các bên tự thỏa thuận với nhau, nếu không thỏa thuận được thì có quyền yêu cầu tòa án giải quyết thông qua bản án hay quyết định dân sự. Tuy nhiên, người cho vay với mức lãi suất quá cao thì có dấu hiệu phạm tội hình sự.

Bên cạnh đó, người cho vay “tín dụng đen” còn có thể là các băng nhóm chuyên cho vay nặng lãi, được tổ chức một cách chặt chẽ, sẵn sàng sử dụng các thủ đoạn tàn ác, trái pháp luật đối với con nợ và gia đình của họ để thu hồi các khoản tiền lãi “cắt cổ” và nợ gốc. Pháp luật cần phân biệt rõ và có chính sách xử lý nghiêm với những đối tượng này về các hành vi cho vay nặng lãi, cưỡng đoạt tài sản, cướp tài sản… nếu có đủ căn cứ.

Để ngăn chặn nạn “hụi ma” và bẫy “tín dụng đen”, luật sư Ngô Quang Kim đưa ra giải pháp cảnh tỉnh: "Chính quyền địa phương cần quản lý chặt chẽ việc tổ chức chơi hụi, tăng cường công tác tuyên truyền cho người dân nâng cao cảnh giác với các thủ đoạn chiếm đoạt tiền hụi viên. Tất cả những nạn nhân vỡ hụi đều dính đến tín dụng đen, nguy hiểm cho người thân, gia đình tan nát. Nên các biện pháp trên cần được chính quyền các địa phương ngăn chặn, tuyên truyền khi còn trong trứng nước".

(Tên nhân vật đã được thay đổi)

Hoàng Long

Tin nổi bật