Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

'Sát thủ diệt hạm' Harpoon của Hải quân Mỹ được chuyển giao tới Ukraine

  • Mộc Miên
(DS&PL) -

Tên lửa chống hạm Harpoon được kỳ vọng sẽ tăng đáng kể khả năng tấn công của quân đội Ukraine và giúp nước này giành lại quyền kiểm soát Biển Đen.

Reuters đưa tin, hôm 23/5, Bộ trường Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin thông báo về việc Đan Mạch đã cam kết sẽ viện trợ các tên lửa chống hạm Harpoon và bệ phóng cho Ukraine.

Đây là được xem là một phần trong các nỗ lực của Mỹ và đồng minh nhằm chuyển giao các loại vũ khí có tầm bắn xa hơn trong bối cảnh các cảng ở Biển Đen của nước này đang bị Nga phong tỏa chặt từ nhiều ngày qua.

Tên lửa Harpoon tấn công một con tàu cũ trong cuộc tập trận RIMPAC 2020 ngoài khơi bờ biển Hawaii. Ảnh: Hải quân Mỹ

Chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng liên quân Mark Milley cũng thông tin về vấn đề trên với các phóng viên sau cuộc họp trực tuyến với Nhóm liên lạc quốc phòng Ukraine. Nhóm này gồm 47 quốc gia sẵn sàng cung cấp vũ khí cho Ukraine đã có một cuộc họp "mang tính xây dựng cao" và hiểu rõ về các nhu cầu của Kiev.

Ngoài Đan Mạch sẵn sàng cung cấp tên lửa chống hạm, Czech cũng cam kết cung cấp trực thăng chiến đấu, xe tăng và hệ thống phóng rocket đa nòng. Theo Bộ trưởng Austin, phía Ukraine đề nghị được cung cấp pháo tầm xa, xe tăng, xe thiết giáp và máy bay không người lái (UAV).

Harpoon được biết đến là loại tên lửa chống hạm thành công nhất trên thế giới và đang được biên chế cho lực lượng vũ trang của trên 30 nước. Với đầu đạn nổ nặng 227 kg, hỏa lực của “sát thủ” Harpoon có thể nhắm đến nhiều mục tiêu trên đất liền, trong đó có các vị trí phòng thủ ven biển, cơ sở tên lửa đất đối không, máy bay đang đậu trên mặt đất và thậm chí cả cá cơ sở hạ tầng quan trọng.

Được kỹ sư McDonnell Douglas chế tạo cho Hải quân Mỹ vào những năm 1970, tên lửa Harpoon sau đó đã có những điều chỉnh để sử dụng trên máy bay ném bom Boeing B-52H Stratofortress. Mỗi chiếc B-52H có thể mang từ 8-12 tên lửa Harpoon.

Harpoon được triển khai lần đầu tiên vào năm 1977 với vai trò là hệ thống tên lửa chống hạm trong mọi điều kiện thời tiết. Vũ khí này sử dụng quỹ đạo bay lướt trên mặt biển ở tầm thấp với sự dẫn đường của radar chủ động. 

Giám đốc Dự án Phòng thủ Tên lửa tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế - ông Tom Karako  nhấn mạnh: "Đây là một bước đi quan trọng nhằm nâng cao năng lực và cường độ tác chiến của Ukraine nhằm chống lại sự phong tỏa Biển Đen”.

Ông Karako cũng nói thêm rằng các loại vũ khí này "sẽ ngăn chặn nguy cơ các tàu có giá trị cao của Nga tấn công Ukraine từ Biển Đen hoặc các nơi khác". Cùng với tên lửa Neptune, tên lửa chống hạm Harpoon sẽ cung cấp cho Ukraine thêm khả năng tác chiến trước các tàu chiến của Hạm đội Biển Đen của Nga.

Kể từ khi xung đột Nga - Ukraine nổ ra, nhiều quốc gia đã bày tỏ mong muốn sẽ gửi tên lửa Harpoon cho Ukraine. Tuy nhiên, các chuyên gia quân sự nhận định không quốc gia nào muốn trở thành bên viện trợ đầu tiên vì lo ngại các phản ứng từ Nga.

Mộc Miên (Theo news.usni.org)

Tin nổi bật