Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Sập hầm thủy điện Đạ Dâng: 11 người bị kẹt, chưa thể bơm oxy

(DS&PL) -

(ĐSPL) - Chưa xác định đoạn bị sập Đạ Dâng - Đạ Chomo dài bao nhiêu nên đến thời điểm hiện tại đội cứu hộ vẫn chưa thể bơm oxy vào trong hầm.

(ĐSPL) - Chưa xác định đoạn bị sập Đạ Dâng - Đạ Chomo dài bao nhiêu nên đến thời điểm hiện tại đội cứu hộ vẫn chưa thể bơm oxy vào trong hầm.
Vụ sập hầm thuộc công trình thủy điện Đạ Dâng - Đa Chomo, thôn Păng Tiêng, xã Lát, huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng xảy ra vào khoảng 7h sáng nay (16/12).
Đơn vị thi công cho biết, trước lúc hầm sập có 11 công nhân đang thi công bên trong. Đường hầm này có thiết kế dài 700 mét, đã thi công được 600 mét. Vị trí hầm bị sập cách đầu miệng hầm chừng 500 mét. Trong 11 người bị mắc kẹt có một nạn nhân nữ. Tất cả các công nhân này đều là người nơi khác đến.

Ngay sau khi xảy ra vụ việc, Ông Đoàn Văn Việt, Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng đã có mặt tại công trình để chỉ đạo công tác cứu hộ. Được biết, tỉnh đã huy động lực lượng công an, quân đội và các sở ngành liên quan tham gia vào công tác cứu hộ.

Ông Đoàn Văn Việt, Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng trực tiếp xuống công trình để chỉ đạo công tác cứu hộ. (Ảnh: Thanh niên).

Theo kế hoạch đưa ra, đầu tiên sẽ đưa đường ống nhỏ để bơm khí vào vị trí hầm sập, nơi có 11 công nhân đang mắc kẹt. Kế hoạch tiếp theo sẽ đưa một đường ống phi 80 vào khu vực để các công nhân theo đó mà chui ra. Hiện các lực lượng đang tiến hành khoan tốc hành để thực hiện phương án trên.
Khu vực hầm sập cách khu dân cư xã khoảng một km. Khoảng 200 người đang tập trung trước miệng hầm triển khai phương án cứu hộ.
Hàng chục người đang nỗ lực bơm khí ôxy vào trong, những người khác phụ trách việc khoan hầm. Tại đây, do dàn đỡ đã bị sập nên đường hầm đang rất yếu.
Về tình hình cứu hộ tại hầm Đạ Dâng lúc này, ông Phạm Triều, Phó chủ tịch UBND huyện Lạc Dương, cho biết, lúc đầu dự kiến đoạn sập hầm chỉ khoảng 6-7 m nhưng đến thời điểm này, lực lượng cứu hộ đã khoan đưa được vào hơn 10 m đường ống nhưng vẫn chưa thông. Hiện vẫn chưa xác định đoạn bị sập dài bao nhiêu nên chưa thể dự đoán được khi nào có thể bơm oxy vào trong hầm. Công tác cứu hộ hết sức khó khăn vì địa chất là bùn nhão lẫn với đất đá, bêtông, sắt thép...

Các loại xe cơ giới và trang thiết bị phục vụ việc cứu hộ. (Ảnh: VnExpress).

Lực lượng tham gia công tác cứu hộ cứu nạn tại hiện trường là hơn 200 người. Trong đó đội ngũ trực tiếp khoan đường hầm khoảng 60 người, được chia làm 3 tốp, thay phiên nhau khoan.
Hầm thủy điện bị sập âm dưới mặt đất 70 m, hầm cao 5 m, ngang 4 m.
Vị Phó chủ tịch huyện Lạc Dương thông tin thêm, thời điểm này vẫn chưa xác định chính xác số công nhân mắc kẹt bên trong hầm là 11 hay 12.
"Một nhóm công nhân thoát ra ngoài đang hoảng loạn. Trong số đó tài xế xe máy xúc là người nhảy khỏi xe, chạy thoát sau cùng ra khỏi miệng hầm, trước khi khối bùn nhão vùi lấp máy xúc. Ông ấy chỉ nghe một tiếng động mạnh vang lên, sau đó khối đất đá, bêtông, bùn nhão tràn xuống", ông Triều kể.
Về nguyên nhân sập hầm, ông Huỳnh Ngọc Cảnh, Giám đốc Sở Công thương tỉnh Lâm Đồng cho biết, có thể do địa chất yếu làm sập hầm.
"Công trình do Công ty Cổ phần Đầu tư - Xây dựng Long Hội (Hà Nội) làm chủ đầu tư. Dự án đã nhiều lần thay đổi chủ đầu tư và hiện vẫn chưa biết khi nào mới có thể hoàn thành", ông Cảnh nói.

Tin nổi bật