Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Sản xuất, buôn bán thuốc giả có bị xử lý hình sự?

(DS&PL) -

Theo luật sư, hành vi sản xuất, buôn bán thuốc giả bị xử lý theo Nghị định 185/2013/NĐ-CP và Nghị định 185/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt độ

Theo luật sư, hành vi sản xuất, buôn bán thuốc giả bị xử lý theo Nghị định 185/2013/NĐ-CP và Nghị định 185/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi ích người tiêu dùng. Ngoài ra, nếu hành vi nghiêm trọng sẽ bị xử lý theo quy định tại Điều 157 BLHS 1999 sửa đổi bổ sung năm 2009.

Thời gian gần đây, cơ quan chức năng liên tục phát hiện, bắt giữ nhiều vụ sản xuất, buôn bán thuốc giả khiến dư luận vô cùng bức xúc.

Gần đây nhất, Phòng CSĐT tội phạm về kinh tế và tham nhũng (PC46), Công an TP.HCM vừa triệt phá đường dây sản xuất, mua bán thuốc giả quy mô lớn, cung cấp cho nhiều tỉnh thành.

Theo báo Thanh Niên, tối 20/9, trinh sát PC46 bắt quả tang Trần Hữu Tâm (52 tuổi, ngụ Q.3, TP.HCM) chạy xe máy chở 230 hộp Vitamin C (loại 6 lọ/hộp) giả một nhãn hiệu lớn của nước ngoài. Tâm khai, số thuốc giả này do Trần Thị Minh Hằng (55 tuổi, ngụ Q.11, TP.HCM) thuê Tâm sản xuất, chở đi giao cho Dương Hồng Sơn (ngụ tỉnh Phú Yên).

Từ đầu năm 2017 đến nay, Hằng mua thuốc do Việt Nam sản xuất đưa cho Tâm mang về nhà ở hẻm 364 Tô Ký (P.Tân Chánh Hiệp, Q.12, TP.HCM) để bóc tách, dán nhãn thuốc do nước ngoài sản xuất rồi bán sỉ cho khách.

Hình minh họa

Hằng và Trần Hữu Đồng (chồng Hằng) thừa nhận từ tháng 10/2016 đến nay, thuê Tâm sản xuất thuốc giả nhiều loại: thuốc bổ, giảm đau, vitamin C, bán cho Nguyễn Đình Thanh (ngụ Bình Định) và Sơn…

Bao bì thuốc giả được cung cấp bởi Võ Văn Thao.

Trước đó, theo báo Tri thức trực tuyến, sáng 3/10, trinh sát bắt quả tang ông Nguyễn Văn Ngon (37 tuổi) điều khiển phương tiện vận chuyển 354 hộp đựng 13 loại thực phẩm chức năng và thuốc tân dược đem giao cho các nhà thuốc trên địa bàn TP Cần Thơ và Hậu Giang.

Qua kiểm tra, có 9 sản phẩm thực phẩm chức năng với số lượng 165 hộp (9.100 viên) và 5 chai không có hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc, xuất xứ.

Qua làm việc, ông Ngon cho biết số thực phẩm chức năng và thuốc tân dược trên là của Công ty TNHH Dược phẩm Hồng Mai yêu cầu mang đi giao cho khách hàng.

Trong ngày, lực lượng PC49 đã phối hợp với Đội chống hàng giả (Chi cục Quản lý thị trường TP Cần Thơ) kiểm tra công ty trên ở đường Nguyễn Văn Cừ nối dài (phường An Bình). Tại đây, cảnh sát tiếp tục phát hiện 24 loại thực phẩm chức năng và thuốc tân dược khác với số lượng 98.450 viên và 111 chai không có hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc, xuất xứ.

Cảnh sát đã niêm phong toàn bộ số lượng thực phẩm chức năng và tân dược kể trên để điều tra.

Trước đó, cuối tháng 8/2016, Phòng Công an Kinh tế PC46, Công an TP.HCM phát hiện đường dây làm thuốc giả quy mô lớn, thu giữ hơn 4.000 vỉ thuốc ho, thuốc trị xương khớp giả.

Gom thuốc hết hạn sử dụng với giá rẻ, sau đó bóc tách, thay nhãn mác thuốc ngoại để bán với giá cao hơn vài lần, thậm chí vài chục lần tại nhiều tỉnh thành từ Thanh Hóa đến An Giang, một đối tượng khai nhận đường dây làm giả thuốc quy mô lớn này đã hoạt động được nhiều năm.

"Chúng thuê các đối tượng khác nhau để làm các sản phẩm cùng loại và bán ra cho các đối tượng khác đi phân phối và chủ yếu là phân phối vùng sâu vùng xa" - Thượng tá Đinh Văn Toàn, Đội phó Đội 9, PC46, Công an TP.HCM cho biết.

"Phải có cơ chế quản lý nhà nước trong lĩnh vực chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả"

Liên quan đến vấn đề này, luật sư Hoàng Kim Thoa (Công ty Luật TNHH MTV QTC) nhận định, ngày 01/06/2017 Phó thủ tướng Trương Hòa Bình - Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, đã ký ban hành Quyết định số 361/QĐ-BCĐ389: Ban hành Quy chế về trách nhiệm và quan hệ phối hợp hoạt động giữa Ban Chỉ đạo 389 quốc gia, Ban Chỉ đạo 389 các bộ, ngành, địa phương thống nhất chỉ đạo, điều hành công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.

Luật sư Hoàng Kim Thoa (Công ty Luật TNHH MTV QTC)

“Tuy nhiên, so với cơ chế quản lý nhà nước về chống buôn bán, sản xuất hàng giả như hiện nay thì các lực lượng kiểm tra, giám sát về lĩnh vực này còn thiếu cả về trình độ chuyên môn cũng như các thiết bị giám sát, hỗ trợ. Các lực lượng thanh tra Bộ Y tế, quản lý thị trường không kiểm soát được tình hình sản xuất buôn bán hàng giả đang hoành hành trên thị trường. Đây rõ ràng là sự yếu kém trong công tác hậu kiểm của cơ quan chức năng trong lĩnh vực chống vấn nạn hàng giả, hàng kém chất lượng.

Do đó, vấn đề nâng cao năng lực quản lý cũng như đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực này là hết sức cần thiết và ưu tiên” – luật sư Thoa nói.

Cũng theo luật sư Thoa, hành vi sản xuất, buôn bán thuốc giả bị xử lý theo Nghị định 185/2013/NĐ-CP và  Nghị định 185/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi ích người tiêu dùng, cụ thể:

Hành vi buôn bán hàng giả không có giá trị sử dụng, công dụng mức phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng;

Hành vi sản xuất hàng giả không có giá trị sử dụng, công dụng mức phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng;

Hành vi buôn bán hàng giả mạo nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa mức phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng;

Hành vi sản xuất hàng giả mạo nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa mức phạt tiền từ 35.000.000 đồng đến 45.000.000 đồng;

Hành vi buôn bán tem, nhãn, bao bì giả mức phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng;

Hành vi sản xuất tem, nhãn, bao bì giả mức phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng trong trường hợp tem, nhãn, bao bì giả có số lượng từ 10.000 đơn vị trở lên.

Ngoài ra, nếu hành vi nghiêm trọng sẽ bị xử lý theo quy định tại Điều 157 Bộ luật Hình sự 1999 sửa đổi bổ sung năm 2009.

Luật sư Thoa cho biết thêm, để từng bước kiểm soát nạn thuốc giả thì phải có cơ chế quản lý nhà nước trong lĩnh vực chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả và chế tài xử lý thuốc giả, thuốc kém chất lượng chưa triệt để và hiệu quả.

Hiện nay, mặc dù luật đã quy định nhiều chế tài xử lý nhưng chưa có quy định cụ thể hay hướng dẫn rõ ràng để giải quyết triệt để vấn đề này, vì Luật Hình sự quy định chỉ xử phạt hành vi đã cấu thành tội phạm, chưa làm rõ vấn đề nguồn gốc của hàng giả để xử lý triệt để. Ngoài ra, Luật Hành chính mới chỉ xử phạt đối với số lượng hàng bị  bắt, thu giữ nên không đủ sức răn đe.

Tiểu Phương (ghi)

Tin nổi bật