Công dụng chữa bệnh của lá hẹ
Điều trị các vấn đề về da
Hẹ có tác dụng điều trị các bệnh về da. Ảnh minh họa
Hẹ có đặc tính chống vi khuẩn và nấm nên rất tốt cho da, đồng thời cải thiện những vấn đề về nhiễm trùng da.
Hẹ có thể thay thế cho các loại kem bôi trị vảy và làm lành vết thương hở. Nhờ đặc tính này, hẹ có thể tiêu diệt vi khuẩn, nấm, giúp vết thương mau lành.
Giảm huyết áp và cholesterol
Hẹ có chứa allicin giúp giảm huyết áp và ngăn quá trình sản sinh cholesterol trong cơ thể. Hơn nữa, chúng cũng có đặc tính chống vi khuẩn và chống nấm, tẩy vi khuẩn và nấm trong đường ruột, đảm bảo cho hệ thống tiêu hóa hoạt động tốt.
Sự xuất hiện của beta-carotene trong hẹ có tác dụng làm sáng làn da, ngăn ngừa mụn. Ăn hẹ thường xuyên giúp da sáng rạng rỡ.
Ngăn ngừa đông máu
Hẹ chứa các chất giúp can bằng huyết áp và ngừa đông máu. Ảnh minh họa
Flavonoid trong hẹ giúp cân bằng huyết áp, đặc biệt giúp giảm huyết áp cao. Hẹ giàu vitamin C có tác dụng tăng cường tính đàn hồi của các mao mạch máu và thúc đầy sự hấp thụ sắt trong cơ thể. Ăn hẹ thường xuyên sẽ ngăn ngừa chứng đông máu.
Chống ung thư
Hẹ là nguồn chứa chất flavonoid và lưu huỳnh tự nhiên có thể ngăn chặn một số loại bệnh ung thư hiệu quả như ung thư đại tràng, vú, tuyến tiền liệt, phổi và dạ dày.
Ngăn ngừa dị tật khi mang thai
Hẹ tươi chứa rất nhiều folate (axít folic là loại axít amin có vai trò quan trọng trong quá trình phân chia tế bào).
Phụ nữ mang thai tiêu thụ một lượng axít folic phù hợp sẽ ngăn chặn được đáng kể dị tật bẩm sinh về ống thần kinh ở trẻ sơ sinh.
5 nhóm người nên "nói không" với rau hẹ
Hẹ tốt cho sức khỏe nhưng có những nhóm người không nên sử dụng. Ảnh minh họa
Những người bị bệnh về mắt
Đối với một số người mắc các bệnh về mắt như viêm kết mạc, viêm giác mạc, viêm túi lệ… thì không nên ăn lá hẹ, ngược lại còn dễ làm nặng thêm các triệu chứng khó chịu ở mắt.
Người bị nóng trong
Người bị nóng trong khi ăn lá hẹ sẽ sinh thêm nhiệt, có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng và làm cho người bị khô miệng, gây khó chịu.
Người bị mụn nhọt trong người
Người bị mụn nhọt ăn hẹ có thể gây ngứa, viêm nhiễm hay chảy mủ. Ảnh minh họa
Hẹ có vết loét có vị chát, tính ấm, nếu người bệnh hoặc người bị mụn nhọt trong người ăn lá hẹ sẽ làm nặng thêm các triệu chứng khó chịu của cơ thể. Thậm chí có thể gây ngứa, viêm nhiễm, chảy mủ… ở vết thương.
Người yếu dạ dày
Vì hẹ có chứa nhiều chất xơ, tuy có tác dụng thúc đẩy nhu động đường tiêu hóa và đóng vai trò làm ẩm ruột, nhuận tràng nhưng bản thân hẹ lại không dễ tiêu hóa.
Nếu người yếu dạ dày ăn lá hẹ thì khả năng tiêu hóa đường tiêu hóa của bản thân tương đối yếu, sau khi ăn không những không tiêu hóa được mà còn dễ kích thích thành ruột gây tiêu chảy, nôn mửa, chướng bụng và các triệu chứng khó chịu khác.
Người mắc các bệnh về đường tiêu hóa
Những người có bệnh về đường tiêu hóa không nên ăn món từ hẹ. Ảnh minh họa
Lá hẹ có tính ấm có thể gây kích ứng nhất định cho đường tiêu hóa. Nếu là người mắc các bệnh về đường tiêu hóa như viêm dạ dày, viêm đường ruột, ăn không tiêu…. không chỉ dễ kích thích đường tiêu hóa mà còn dễ sinh nhiệt làm nặng thêm các triệu chứng khó chịu về đường tiêu hóa.
Trên đây là bài viết về 5 nhóm người không nên ăn hẹ cũng như những công dụng tốt cho sức khỏe mà lá hẹ mang lại. Hy vọng những thông tin ấy sẽ mang lại hữu ích với các bạn.
Nguyễn Linh (T/h)