Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Quỳnh Nhai – Sơn La: Nghị quyết của HĐND tỉnh kịp thời hỗ trợ đào tạo cho người lao động

(DS&PL) -

Ngày 22/3/2016, HĐND tỉnh Sơn La đã ban hành Nghị quyết 133/2016/NQ-HĐND về việc hỗ trợ đào tạo nghề cho người lao động trên địa bàn tỉnh Sơn La

(ĐS&PL) Ngày 22/3/2016, Hội đồng nhân dân tỉnh Sơn La đã ban hành Nghị quyết 133/2016/NQ-HĐND về việc hỗ trợ đào tạo nghề cho người lao động của doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Sơn La. Đây “là một nghị quyết có ý nghĩa nhân văn” nhằm kịp thời  hỗ trợ đào tạo cho người lao động.

Nghị quyết 133/2016/NQ-HĐND của HĐND tỉnh Sơn La

Như chúng tôi đã phản ánh trong bài viết, "Quỳnh Nhai - Sơn La: Giải quyết việc làm cho người dân trong xây dựng Nông thôn mới", với mục tiêu giảm nghèo bền vững, góp phần an sinh xã hội trên địa bàn, những năm qua, UBND tỉnh Sơn La đã triển khai tốt các chính sách tín dụng của Chính phủ, giúp nhiều doanh nghiệp tiếp cận được nguồn vốn ưu đãi để triển khai dạy nghề, đào tạo nguồn nhân lực cho địa phương, đem lại hiệu quả cao, nhiều công ty may của các huyện đã đào tạo được nguồn lao động, bố trí công ăn việc làm cho người lao động sau khi được đào tạo trong đó có công ty cổ phần Dệt may Sơn La, huyện Quỳnh Nhai.

Qua đó góp phần cùng huyện giảm nghèo bền vững và hoàn thành thắng lợi các nhiệm vụ đề ra... Từ nguồn vốn chính sách, công ty đều có ý thức sử dụng đúng mục đích, đầu tư phát triển máy móc, cơ sở vật chất cho người lao động.Theo đó, Nghị quyết đã đánh giá, Quỳnh Nhai là một huyện trọng điểm của dự án di dân tái định cư thủy điện Sơn La kết thúc giai đoạn I huyện đã tổ chức tổng kết vào ngày 6/4/2016, số lao động của huyện đến thời điểm tổng kết giai đoạn I dự án di dân TĐC thủy điện Sơn La trong độ tuổi lao động khoảng 27.000 người, đây là nguồn nhân lực dồi dào của huyện, song do thực hiện di dân TĐC do đó việc bố trí đất sản xuất, giải quyết việc làm cho các hộ di dân TĐC là một trong thách thức đối với huyện do các hộ di dân TĐC phải nhường đất đai cho xây dựng Nhà máy thủy điện Sơn La, nhờ có Nghị quyết 133 của HĐND tỉnh mà các huyện, thành phố của tỉnh Sơn La trong đó có huyện Quỳnh Nhai đã thu hút được các DN trong ngành dệt may đầu tư vào địa bàn.

Báo cáo tài chính của Công ty cổ phần may Sơn La, Quỳnh Nhai tổng số vốn đầu tư mua thiết bị máy móc, đầu tư nhà xưởng, phương tiện vận tải đã đầu tư là 16,6 tỷ đồng, số tiền lương đã chi trả cho công nhân đến thời điểm 8/2018 (thời điểm thanh tra sở lao động thương binh xã hội thực hiện thanh tra với doanh nghiệp) với số tiền chi trả cho công nhân là 22 tháng với tổng số tiền 8,0 tỷ đồng, có thời điểm chi trả cho công nhân cao điểm nhất 279 công nhân số tiền công nhân đạt mức lương cao nhất là trên 7 triệu đồng/tháng. Theo tiết 1.1, khoản 1, điều 1, nghị quyết 133 của HĐND tỉnh Sơn La 1. Đối tượng được hỗ trợ “1.1. Các doanh nghiệp có cơ sở hoạt động sản xuất trên địa bàn tỉnh, sử dụng thường xuyên từ 50 lao động trở lên, có yêu cầu tổ chức đào tạo nghề để sử dụng lao động, có cam kết sử dụng lao động từ 12 tháng trở lên sau khi đào tạo nghề”.

Theo số liệu kết luận thanh tra của Sở lao động thương binh xã hội tỉnh thì tổng số kinh phí đã được thanh quyết toán: 1,6 tỷ đồng hỗ trợ đào tạo nghề cho Công ty cổ phần may Sơn La. Như vậy so sánh với số tiền Công ty đã chi phí 24,6/1,6 tỷ đồng gấp 15,37 lần so với số tiền nhà nước đã hỗ trợ, như vậy cứ bỏ ra 1 đồng ngân sách hỗ trợ thì đã thu hút được trên 15 lần số tiền xã hội đầu tư, ngoài ra đơn vị đã phối hợp với trong ngành may thực hiện việc trao tặng học bổng cho các học sinh hộ nghèo khác; như vậy điều đó khẳng định không có “chuyện bóp méo thực hiện Nghị quyết 133 như một số báo điện tử đã phản ánh” và đây là thực sự nghị quyết nhân văn đã và đang giải quyết được việc làm cho người dân ở vùng di dân TĐC thủy điện riêng và Sơn La nói chung.

Tuy nhiên để phát huy được hiệu quả Nghị quyết 133 của HĐND tỉnh hơn nữa, thiết nghĩ cần phần mở rộng đối tượng hỗ trợ theo phương châm “có động” và “mở” như doanh nghiệp đủ điều kiện để đào tạo nghề thì việc bố trí lao động tại doanh nghiệp hay liên kết với doanh nghiệp khác để bố trí giải quyết việc làm cho lao động thì đều được xem xét hỗ trợ, chứ không nhất thiết phải bố trí tại doanh nghiệp tại chỗ.

Đặc biệt, cần khuyến khích cho các DN mà liên kết bố trí lạo động đi làm nơi khác có thu nhập cao hơn cho được hưởng hỗ trợ về kinh phí đào tạo để đảm bảo người lao động được đào tạo ra có việc làm ngay, thu nhập ổn định thì Nghị quyết sẽ đi vào cuộc sống thiết thực hiệu quả.

Phan Kiên

Tin nổi bật