Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ thông qua đơn gia nhập NATO của Thụy Điển

  • Đinh Kim
(DS&PL) -

Quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ vừa phê chuẩn đơn gia nhập NATO của Thụy Điển với tỷ lệ 287 phiếu thuận, 55 phiếu chống và 4 phiếu trắng.

Báo Pháp Luật TP.HCM dẫn thông tin từ CNN cho biết ngày 23/1, quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ thông qua đơn gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) của Thụy Điển, mở đường cho Stockholm trở thành thành viên thứ 32 của liên minh quân sự do Mỹ dẫn đầu.

Theo đó, quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ thông qua đơn gia nhập NATO của Thụy Điển với tỷ lệ 287 phiếu thuận, 55 phiếu chống và 4 phiếu trắng.

Cuộc bỏ phiếu là bước thứ hai trong quá trình phê chuẩn của Ankara về đơn xin gia nhập NATO của Stockholm. Tháng trước, Ủy ban Đối ngoại của quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ đã phê duyệt hồ sơ của Thụy Điển.

Sau cuộc bỏ phiếu ở quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ, đơn xin gia nhập NATO của Thụy Điển sẽ được chuyển đến Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan để phê chuẩn.

VTC News dẫn thông tin từ Reuters cho hay, Tổng thống Erdogan dự kiến sẽ ký văn bản phê chuẩn Thụy Điển trở thành thành viên NATO.

Quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ bỏ phiếu thông qua dự luật liên quan đến việc Thụy Điển trở thành thành viên NATO tại Ankara vào 23/1. Ảnh: Getty

Phát biểu sau khi Quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ bỏ phiếu thông qua tư cách thành viên NATO của Thuỵ Điển, Thủ tướng Thụy Điển Ulf Kristersson nói: “Hôm nay, chúng ta tiến một bước gần hơn tới việc trở thành thành viên chính thức của NATO”.

Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg cũng hoan nghênh động thái này và kêu gọi Hungary làm điều tương tự. “Tôi cũng tin tưởng Hungary sẽ hoàn tất việc phê chuẩn Thụy Điển càng sớm càng tốt”, ông Jens Stoltenberg nói, đồng thời cho biết thêm rằng “tư cách thành viên của Thụy Điển giúp NATO mạnh hơn và an toàn hơn”.

Theo quy định, để trở thành thành viên NATO, Thụy Điển cần được quốc hội tất cả các nước thành viên NATO chấp thuận. Sau khi Quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ phê chuẩn, hiện chỉ còn Hungary là chưa "bật đèn xanh" cho Thụy Điển gia nhập liên minh quân sự này.

Thụy Điển và Phần Lan xin gia nhập NATO vào năm 2022, sau khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine. Thổ Nhĩ Kỳ đã tán thành việc Phần Lan đăng ký làm thành viên NATO vào tháng 4/2023. 

Thế nhưng, cùng với Hungary, Thổ Nhĩ Kỳ đã khiến Thụy Điển phải chờ đợi cho đến khi Stockholm có lập trường cứng rắn hơn đối với các thành viên của đảng Công nhân người Kurd (PKK) mà Liên minh châu Âu và Mỹ cũng liệt vào danh sách các nhóm khủng bố, VTV Times dẫn thông tin từ US News cho hay.

Đáp lại, Thụy Điển đã đưa ra một dự luật chống khủng bố mới, trong đó quy định việc trở thành thành viên của một tổ chức khủng bố là bất hợp pháp. Bên cạnh đó, Stockholm và các thành viên NATO gồm Phần Lan, Canada và Hà Lan đã thực hiện các bước nhằm nới lỏng quy định xuất khẩu vũ khí của Thổ Nhĩ Kỳ.

Tổng thống Erdogan đã gửi đề xuất gia nhập NATO của Thụy Điển tới Quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ vào tháng 10/2023. Động thái này diễn ra đồng thời với việc Mỹ chấp thuận bán máy bay chiến đấu F-16 cho Thổ Nhĩ Kỳ.

Nhà Trắng ủng hộ thương vụ nói trên dù không có khung thời gian rõ ràng để Quốc hội Mỹ phê duyệt. Thổ Nhĩ Kỳ phải đối mặt với một số phản đối của Quốc hội Mỹ về việc trì hoãn mở rộng NATO và về hồ sơ nhân quyền của nước này.

Sau cuộc hội đàm với Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Hakan Fidan hồi đầu tháng 1/2024, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cho biết, ông kỳ vọng Ankara sẽ phê chuẩn tư cách thành viên NATO của Thụy Điển "trong những tuần tới".

XEM THÊM: Nga đang hoàn tất thử nghiệm tên lửa mini chống máy bay không người lái

Trong diễn biến liên quan, theo thông tin trên VOV, ngày 23/1, trên trang cá nhân của mình, Thủ tướng Hungary Viktor Orban đã thông báo ông gửi lời mời người đồng cấp Thụy Điển tới thăm Hungary để đàm phán về việc nước này gia nhập NATO.

Hungary nhiều lần ủng hộ việc gia nhập của Thụy Điển nhưng liên tục trì hoãn việc bỏ phiếu tại quốc hội. Trong khi đó, phe đối lập đang gây áp lực lên chính phủ để tiến hành một cuộc bỏ phiếu về vấn đề này.

Trong một tuyên bố cùng ngày, đảng Xã hội Hungary đã yêu cầu Thủ tướng Orban chấm dứt “trò chơi có hại và không cần thiết này”.

Hiện, Văn phòng Thủ tướng Thụy Điển vẫn chưa có động thái gì sau lời mời của Thủ tướng Orban.

Đinh Kim (T/h)

Tin nổi bật