(ĐS&PL) Việc điều trị thoát vị đĩa đệm rất đơn giản nếu người bệnh phát hiện sớm và xử lý, chữa trị đúng cách. Trên thực tế, khoảng 90% tổng số bệnh nhân thoát vị đĩa đệm có thể điều trị bằng nội khoa, chỉ khoảng 10% phải điều trị phẫu thuật.
I. PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ NỘI KHOA BỆNH THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM
1. Chế độ bất động
Trong tuần đầu tiên, người bệnh cần nghỉ ngơi, tĩnh dưỡng, áp dụng chế độ bất động để tránh tổn thương vùng đĩa đệm.
Thoát vị đĩa đệm thắt lưng cột sống
– Nằm ngửa trên ván cứng, có gối nhỏ kê ở gáy và gối ở vùng khoeo chân ( khi làm co nhẹ khớp gối và khớp háng, áp lực nội đĩa đệm sẽ giảm thấp, tránh cho TVĐĐ nặng thêm, tạo điều kiện cho sự tái tạo tổ chức. Do đó, TVĐĐ nhẹ và mới có thể trở lại vị trí ban đầu. Bệnh nhân có thể nằm nghiêng nhưng tránh nằm sấp vì nó làm duỗi quá mức cột sống thắt lưng.
– Từ tuần thứ 2, bệnh nhân có thể tập vận động nhẹ nhàng, tránh các vận động gây tăng áp lực trọng tải lên cột sống quá mức.
– Từ 3 – 6 tháng sau mới vận động bình thường.
Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ
– Nằm nghỉ tại giường và đeo đai cổ khi ngồi, khi đi lại 5 – 7 ngày trong giai đoạn cấp tính, đau nhiều.
– Tránh nằm ngửa, nghiêng hoặc xoay đầu quá mức sang bên tổn thương. Kê gối ở vùng gáy ( dùng gối tròn nhỏ, đường kính khoảng 10cm)
– Đai cổ có bên ngoài cứng, bên trong mềm, chiều cao hợp lý. Không đeo đai cổ quá lâu để tránh phụ thuộc vào đai cỏ và giảm trương lực cơ cổ.
2. Điều trị tia Laser
Giúp giảm đau chống viêm, kích thích tái tạo tổ chức và có tác dụng an thần.
3. Kéo giãn cột sống
Đây là phương pháp điều trị bệnh sinh thoát vị đĩa đệm và thoái hóa đĩa đệm vì nó làm giảm áp lực trọng tải mạnh, tạo điều kiện cho nhân nhầy đĩa đệm dịch chuyển hướng tâm và tăng cường các chất chuyển hóa trong đĩa đệm.
Dụng cụ để kéo giãn:
Bàn kéo giãn cột sống
Đai kéo giãn cột sống dành cho người thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng
Khung kéo giãn cột sống cổ
4. Điều trị thoát vị đĩa đệm bằng thuốc tân dược
Thuốc tân dược chỉ có tác dụng giảm đau triệu chứng, không có khả năng điều trị tận gốc bệnh thoát vị đĩa đệm.
Các nhóm tân dược thường được kê bao gồm:
– Thuốc chống viêm không steroid ( NSAIDs)
– Thuốc chống viêm Corticoid ( trong trường hợp NSAIDs không có kết quả)
– Thuốc giãn cơ nhẹ ( VD: Décontractyl, Myonal, Mydocalm)
– Thuốc an thần và làm giãn cơ nhẹ ( VD Seduxen, Napoton…)
– Vitamin nhóm B liều cao ( B1, B12, methylcoban…)
Tuy nhiên, các chuyên gia cơ xương khớp cũng khuyến cáo rằng, không nên dùng tân dược kéo dài quá 3 tuần. Các dòng tân dược giảm đau chống viêm thường gây ra các tác dụng phụ nguy hại nếu người sử dụng điều trị sai cách, dùng quá liều.
5. Chữa thoát vị đĩa đệm bằng Đông Y
Bên cạnh các phương pháp ứng cấp trên, cách chữa thoát vị đĩa đệm bằng Đông Y cũng được nhiều chuyên gia cơ xương khớp áp dụng. Các biện pháp này giúp cải thiện tốt các chứng đau, co cứng cơ hay hội chứng rễ thần kinh. Đặc biệt, phương pháp Đông Y được nhiều người bệnh ưu tiên áp dụng vì độ an toàn, nhất là khi quá trình điều trị bệnh phải kéo dài ít nhất từ 3 – 6 tháng.
– Chữa thoát vị đĩa đệm bằng xoa bóp, bấm huyệt:
Xoa bóp, bấm huyệt giúp giảm đau, chống co cứng cơ và cải thiện chức năng các cơ cạnh cột sống.
Tuy nhiên, không xoa bóp khớp, cột sống trong giai đoạn đau cấp tính. Sau 5 – 7 ngày bất động, có thể xoa bóp nhẹ nhàng bằng tay hoặc dụng cụ xoa bóp.
– Dùng Cao Rắn hổ mang và các vị thảo dược quý
Một số thảo dược quý và cao Rắn hổ mang không chỉ giúp người bệnh bồi bổ xương khớp, mạnh gân hoạt cốt, vận động linh hoạt hơn trong giai đoạn bệnh nặng mà còn phòng ngừa đợt tái bệnh thoát vị đĩa đệm sau này. Rắn hổ mang vốn được coi là một vị thuốc bổ quý, giảm đau nhức thần kinh hiệu quả. Những nghiên cứu hiện đại chỉ ra rằng cao Rắn hổ mang giúp cung cấp acid amin và nhiều vitamin khoáng chất để tổng hợp proteoglycan – thành phần căn bản của sụn khớp có trong đĩa đệm, giúp bảo tồn và phục hồi cấu trúc của đĩa đệm. Ngoài ra, Rắn hổ mang khi kết hợp cùng nhiều thảo dược quý như Ngưu tất, Thiên niên kiện, Dây đau xương, Hy thiêm, Quế… còn giúp mạnh gân hoạt cốt, giảm chứng đau nhức, co cơ do thoát vị đĩa đệm gây ra. Tuy nhiên, để lựa chọn được sản phẩm tốt, người tiêu dùng nên xét đến nguồn gốc, chất lượng của thành phần nguyên liệu: Lựa chọn sản phẩm có nguồn Rắn hổ mang được nuôi trồng theo tiêu chuẩn Tự nhiên hoang dã; các thảo dược được trồng và thu hái theo tiêu chuẩn GACP – WHO để đảm bảo nguồn dược liệu sạch chuẩn hóa, hàm hoạt chất cũng như hiệu quả cao; Nhà máy sản xuất đạt GMP Đông dược.
Ngoài ra, khi kết hợp thêm cả dạng cao xoa từ Nọc Rắn hổ mang sẽ giúp giảm đau, giảm viêm tại chỗ, làm dịu những cơn đau nhức đợt cấp do thoát vị đĩa đệm gây ra.
– Châm cứu
Châm cứu có tác dụng giảm đau, điều trị rối loạn thần kinh thực vật, rối loạn chuyển hóa và rối loạn dinh dưỡng.
Các hình thức châm cứu: châm, cứu, điện châm, hào châm…
6. Phương pháp tiêm nội đĩa đệm
Các chất được tiêm vào trong đĩa đệm có tác dụng tiêu protein hoặc làm giảm áp lực căng phồng của đĩa đệm để giảm đau do sự chèn ép các rễ thần kinh của phần nhân nhày thoát vị.
II. PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ PHẪU THUẬT
Điều trị thoát vị đĩa đệm bằng phương pháp phẫu thuật được chỉ định khi các phương pháp điều trị nội khoa chưa kiểm soát tốt được bệnh, khiến bệnh nhân đau dai dẳng, khó khăn trong vận động.
Các hình thức phẫu thuật chính bao gồm:
– Phẫu thuật đĩa đệm: mục đích lấy bỏ đĩa đệm thoát vị, giải phóng chèn ép thần kinh.
– Phẫu thuật làm cứng cột sống: khắc phục đĩa đệm bị lỏng lẻo sau phẫu thuật đĩa đệm
– Phẫu thuật chỉnh hình đĩa đệm
Tùy từng tình trạng bệnh và cơ địa của bệnh nhân mà bác sĩ có thể chỉ định các hình thức, phương pháp phẫu thuật khác nhau.
Ngoài việc kết hợp nhiều biện pháp trong điều trị thoát vị đĩa đệm, người bệnh nên tập luyện thêm các bài tập giúp cải thiện chức năng vùng cột sống. Bên cạnh đó, một chế độ ăn uống khoa học, đủ dinh dưỡng và phù hợp cũng hỗ trợ cải thiện bệnh thoát vị đĩa đệm một cách đáng kể.
Dược sỹ: Nguyễn Phượng/Bệnh xương khớp