Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Phóng viên được đưa tin công bố kết quả lấy phiếu tín nhiệm

(DS&PL) -

(ĐSPL) - Phóng viên báo chí được yêu cầu không tham dự và đưa tin về hoạt động lấy phiếu tín nhiệm, tuy nhiên sẽ được đưa tin về công bố kết quả kiểm phiếu.

(ĐSPL) - Phóng viên báo chí được yêu cầu không tham dự và đưa tin về hoạt động lấy phiếu tín nhiệm, tuy nhiên sẽ được đưa tin về công bố kết quả kiểm phiếu.

Các đại biểu Quốc hội bỏ phiếu đánh giá tín nhiệm vào giữa năm 2013 (Ảnh minh họa).

Trung tâm báo chí kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIII vừa phát đi thông cáo mới với nội dung: “Thực hiện ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo Văn phòng Quốc hội, Trung tâm báo chí kỳ họp (Vụ Thông tin) trân trọng đề nghị phóng viên các cơ quan thông tấn báo chí không tham dự và đưa tin về một số nội dung sau đây:

“Buổi sáng ngày 14/11: Quốc hội thảo luận ở đoàn về việc lấy phiếu tín nhiệm.

Ngày 15/11: Buổi sáng, Trưởng đoàn thư ký kỳ họp, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc trình bày báo cáo tổng hợp kết quả thảo luận ở đoàn về việc lấy phiếu tín nhiệm; Quốc hội bầu ban kiểm phiếu; Quốc hội tiến hành lấy phiếu tín nhiệm".

Như vậy, theo nội dung thông cáo mới, phóng viên báo chí sẽ được đưa tin công bố kết quả lấy phiếu tín nhiệm ngày mai (ngày 15/11).

Trước đó, Trung tâm báo chí kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIII phát đi thông cáo yêu cầu phóng viên các cơ quan báo chí chí không tham dự và đưa tin về các nội dung liên quan đến hoạt động lấy phiếu tín nhiệm, kể cả phần ban kiểm phiếu công bố kết quả kiểm phiếu tín nhiệm.

Trao đổi với báo chí trong lần lấy phiếu thứ đầu tiên, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc nêu rõ, quy trình lấy phiếu được công khai với việc báo chí tham gia ngay từ khâu các đại biểu bỏ phiếu, công bố kết quả phiếu theo từng chức danh.

Kết quả lấy phiếu được công bố theo 3 mức độ tín nhiệm cao, tín nhiệm và tín nhiệm thấp, công bố theo trị số tuyệt đối bao nhiêu phiếu mỗi loại gồm tín nhiệm cao, tín nhiệm và tín nhiệm thấp.

Điều 67, Luật tổ chức Quốc hội quy định: “Quốc hội họp công khai. Trong trường hợp cần thiết, theo đề nghị của Chủ tịch nước, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ hoặc của ít nhất một phần ba tổng số đại biểu Quốc hội, Quốc hội quyết định họp kín”.

Tin nổi bật