Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Phía sau những đường dây buôn người tại điểm nóng của Đông Nam Á

(DS&PL) -

Những thủ đoạn của các đường dây buôn người và thực hiện nhập cảnh - xuất cảnh bất hợp pháp tại các điểm nóng của Đông Nam Á là gì?

Những thủ đoạn của các đường dây buôn người và thực hiện nhập cảnh - xuất cảnh bất hợp pháp tại các điểm nóng của Đông Nam Á là gì?

Từ những lời mời “có cánh”…

Trên các mạng xã hội, không khó để người dùng tìm thấy những thông báo tuyển nhân viên với mức lương “trên trời”, không yêu cầu kinh nghiệm hay ngoại ngữ chỉ cho công việc phục vụ trong nhà hàng ăn, giúp việc gia đình hoặc quán massage. Cùng với đó, cộng đồng người lao động bất hợp pháp ở Singapore hoặc Malaysia - hai quốc gia được coi là điểm nóng của thị trường lao động nước ngoài tại Đông Nam Á, đã quen với các dịch vụ của “môi giới” hoặc “đại lý”.

Những thông báo tuyển nhân viên tràn lan trên mạng xã hội kèm hứa hẹn về nơi ở, phương tiện và vé máy bay. - Ảnh: Facebook

Những người môi giới này thường quảng cáo các loại dịch vụ đưa người lọt qua cửa nhập cảnh hải quan tại sân bay ngay cả khi hộ chiếu có mộc cấm hoặc lưu trú quá thời hạn cho phép, chuộc người khỏi các trại tạm giam lao động bất hợp pháp… và vô số các thủ tục hành chính chỉ có thể thực hiện bởi cơ quan chức năng nước sở tại.

Mức giá cho mỗi lần nhập cảnh vào Malaysia dao động từ RM200 – RM2500 ( 1 triệu đồng – 12 triệu đồng) và cao hơn ở Singapore ở ngưỡng 20 triệu đồng. Đây là những số tiền không hề nhỏ với người dân ở nông thôn tại các quốc gia đang phát triển như Lào, Campuchia, Việt Nam, Thái Lan… nhưng nhiều gia đình cả tin vẫn quyết định vay mượn để mong được trang trải kinh tế khó khăn hoặc tin vào giấc mơ “đổi đời”, “xuất ngoại”.

…đến thực tế gian khổ và nguy hiểm

Cùng với rất nhiều khó khăn như mức lương thấp, số giờ lao động cao, các công nhân hoặc người hành nghề tự do bất hợp pháp phải chịu các rủi ro về an toàn như nạn bảo kê, tội phạm, vướng phải các tệ nạn xã hội hoặc cảnh sát địa phương bắt giữ bất cứ lúc nào.

Nhiều đường dây buôn người đã lợi dụng hình thức môi giới để đưa các cô gái vào nhà chứa, karaoke (KTV) hoặc quán bar phục vụ. Hàng loạt các quán bar và KTV quanh khu vực ngoại ô Kuala Lumpur hay khu phố đèn đỏ tại Singapore đều có các nữ nhân viên đến từ Thái Lan, Lào, Việt Nam hoặc Indonesia.

Những đối tượng bị bắt giữ sau một cuộc truy quét lao động bất hợp pháp tại các quán bar và KTV của cảnh sát bang Selangor, Malaysia. 

Một nạn nhân từng được chuộc khỏi đường dây này cho biết, chị tới Malaysia để làm nhân viên bưng bê cho quán ăn theo lời người môi giới nhưng bị đẩy vào một quán bar và ở cùng với các gái điếm khác. Những nhân viên tại đây bị tịch thu hộ chiếu đề phòng chạy trốn và phải trả số tiền RM4000 – RM6000 (20-30 triệu đồng) để được trả tự do. Con đường trở thành gái mại dâm gần như là điều bắt buộc với các nạn nhân nếu muốn kiếm tiền gửi về gia đình hay hồi hương.

Khu phố đèn đỏ tại Geylang, Singapore - Ảnh: SCMP

Tại các công trường, nhiều nam công nhân từ Nepal, Bangladesh, Phillipines… thường xuyên phải làm tăng ca và bị chủ nợ lương nhưng không thể bảo vệ quyền lợi của mình vì lo sợ bị công an bắt giữ.

Những kẽ hở của luật pháp và hải quan

Theo tờ Straitstime, năm 2010, số lượng lao động bất hợp pháp tại Malaysia ước tính là 2 triệu người, chiếm 60% số lao động nước ngoài tại đây. Sau 7 năm thực hiện các chiến dịch truy quét và trục xuất lao động bất hợp pháp, năm 2006, quốc gia này vẫn có 3 triệu người ngoại quốc lưu trú bất hợp pháp.

Khu vực hải quan nhập cảnh tại sân bay KLIA, Malaysia - Ảnh: SunDaily

Theo tờ Sinchew Daily, các quan chức hải quan tại sân bay có thể kiếm tới 18 triệu Ringgit (xấp xỉ 104 tỉ đồng) trong một năm bằng cách nhận hối lộ của phía môi giới để thực hiện thủ tục nhập cảnh và xuất cảnh, đóng dấu giả lên hộ chiếu nhằm kéo dài thời gian lưu trú... Chính những kẽ hở nguy hiểm trong pháp luật và hải quan địa phương đã khiến quốc gia này trở thành nơi lý tưởng cho các đường dây buôn người tại châu Á hoạt động trong nhiều năm.

Đảo quốc Singapore với diện tích nhỏ và lực lượng hải quan chặt chẽ đã tăng khung hình phạt dành cho lao động bất hợp pháp lên tới 6 tháng tù giam và khoản phạt 2000 SGD (35 triệu đồng) nhằm giải quyết vấn nạn này. Năm 2016, nước này đã trục xuất 1278 người cư trú bất hợp pháp thuộc nhiều quốc gia như Nepal, Trung Quốc, Campuchia…

Tuy nhiên, theo Cục Nhập cảnh Singapore, các thủ đoạn của phía môi giới ngày càng tinh vi và bí mật, đòi hỏi nhiều nỗ lực và thời gian của cơ quan chức năng trong quá trình xử lý.

Thu Phương

Tin nổi bật