Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Phát hiện rúng động về sự sống ngoài Trái Đất

(DS&PL) -

Nước đã lấp đầy vào các đại dương trên TĐ từ trước khi Mặt trời được hình thành. Phát hiện này làm tăng thêm khả năng xuất hiện sự sống trên các hành tinh ngoài vũ trụ.

Nước đã lấp đầy vào các đại dương trên Trái đất từ trước khi Mặt trời được hình thành. Phát hiện này của các nhà khoa học làm tăng thêm khả năng xuất hiện sự sống trên các hành tinh ngoài vũ trụ.

Biểu đồ nước trong giai đoạn hình thành Hệ Mặt trời

Các nhà khoa học cho rằng, nước có thể là một thành phần phổ biến trong các đám mây bụi và khí - khởi nguồn của các hệ mặt trời khác nhau trong vũ trụ.

Do đó, nước không phải là một chất "đặc trưng" của Trái Đất. Điều này có ảnh hưởng rất lớn tới khả năng tìm thấy sự sống trên các hành tinh có quỹ đạo quay quanh các ngôi sao bên ngoài Hệ Mặt trời.

Tuổi thọ của Mặt trời là vào khoảng 4,5 tỷ năm, trong khi đó nước trên Trái đất có thể được hình thành từ trước đó, khi các tinh thể băng siêu nhỏ trôi nổi trong không gian vũ trụ.

Giáo sư Tim Harries đến từ Đại học Exeter cho biết: "Chúng tôi biết rằng nước là một chất rất quan trọng đối với sự phát triển của sự sống trên Trái Đất. Nước trên Trái Đất có thể bắt nguồn từ các điều kiện cụ thể của hệ mặt trời non trẻ, và những điều kiện ấy có thể xảy ra thường xuyên ở những nơi khác trong vũ trụ."

"Bằng cách xác định nguồn gốc của nước trên Trái Đất, chúng ta có thể thấy rằng quá trình hình thành Hệ Mặt trời không phải là duy nhất, mà các hành tinh khác ngoài Hệ cũng có thể được tạo thành trong môi trường dồi dào nước. Điều này làm tăng khả năng xảy ra những điều kiện thích hợp bên ngoài Hệ Mặt trời, và tại đó có thể xuất hiện tài nguyên nước, môi trường cho sự sống phát triển."

Ảnh chụp Thái Bình Dương từ ngoài không gian

Nhóm các nhà khoa học đến từ khắp nơi trên thế giới đã nghiên cứu các tinh thể băng đá cổ được bảo quản trong các sao chổi và tiểu hành tinh từ những ngày đầu xuất hiện Hệ Mặt trời.

Sử dụng mô phỏng trên máy tính, các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng nước trong các đại dương, các mẫu thiên thạch và sao chổi đều mang những đặc trưng hóa học hình thành từ trước khi Hệ Mặt trời định hình.

Nước trong các đại dương có chứa deuterium, một loại hydrogen nặng với các neutron phụ trong hạt nhân của nó. Loại chất này chỉ có thể bắt nguồn từ các thiên thể ngoài vũ trụ. Điều này cho thấy ít nhất một phần nước tồn tại trong Hệ Mặt trời và trên Trái đất có nguồn gốc từ trước khi Mặt trời được hình thành.

Tác giả chính của nghiên cứu, Ilsedore Cleeves đến từ Đại học Michigen cho biết: "Ý nghĩa của những phát hiện này là một phần nước tồn tại trong Hệ Mặt trời bắt nguồn từ môi trường đã sinh ra chính Mặt trời, và như vậy có nghĩa là từ trước khi Mặt trời được tạo ra. Nếu quá trình hình thành Hệ Mặt trời là điển hình, thì nước có thể coi là một thành phần phổ biến trong quá trình tạo ra tất cả các hệ thống hành tinh."

Cho tới nay, vệ tinh Kepler đã phát hiện gần 1000 hành tinh ngoài Hệ Mặt trời đã được xác nhận. "Sự phổ biến của nước trong quá trình hình thành hành tinh đã mang tới triển vọng đầy hứa hẹn cho sự sống có mặt ở nhiều nơi trên toàn thiên hà."

Tin nổi bật