Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Phát hiện một hành tinh rất giống Trái Đất

(DS&PL) -

(ĐSPL) – Hành tinh Kepler 438b được các nhà khoa học xem là giống Trái Đất nhất từ trước đến nay.

(ĐSPL) – Hành tinh Kepler 438b được các nhà khoa học xem là giống Trái Đất nhất cho đến nay.

Theo tin tức trên BBC, kính thiên văn Kepler của Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) đã phát hiện thêm 8 hành tinh xa xôi mới, trong đó, có một hành tinh với đặc điểm rất giống với Trái Đất.

Kepler 438b được xem là hành tinh giống Trái Đất nhất.

Các nhà khoa học cho biết, hành tinh Kepler 438b được xem là giống trái đất nhất, giống hơn cả hành tinh Kepler 186f - từng được xem là giống Trái Đất như cặp song sinh. Kepler-186f có kích thước bằng 1,1 lần kích thước trái đất, cách trái đất 490 năm ánh sáng. Một năm ở Kepler-186f tương đương khoảng 130 ngày. 

Trong số 8 hành tinh mới được phát hiện, Kepler 438b thuộc 3 hành tinh nằm trong nhóm có khả năng chứa sự sống và được giả thuyết là khối đất đá giống như Trái Đất với nhiệt độ ấm hơn.

Cụ thể, Kepler 438b lớn hơn trái đất 12\% và cũng lớn hơn Kepler 186f. Hành tinh này có nhiệt độ gần giống với nhiệt độ ở hành tinh chúng ta. Kepler 438b có thể nhận sức nóng từ Mặt Trời của nó nhiều hơn Trái Đất của chúng ta 40\%.

Hành tinh Kepler 186f.

Theo tiến sĩ Dough Caldwell đến từ Viện Tìm kiếm Trí thông minh Ngoài Trái đất (SETI) có trụ sở tại bang California (Mỹ), hành tinh mới cách chúng ta 475 năm ánh sáng và chưa biết chắc chắn thành phần cấu tạo của hành tinh này là gì.

“Từ sự đo lường của Kepler và các phương pháp tính toán khác, chúng tôi không biết liệu trên những hành tinh này có biển với cá trong đó, hoặc ở lục địa có cây cối hay không. Tất cả những điều chúng tôi biết được chỉ là kích thước và năng lượng mà những hành tinh này nhận được từ những ngôi sao của chúng”, ông Dough cho biết.

Hiện tại, việc tìm hiểu chi tiết về các hành tinh nói trên vẫn còn gặp khó khăn, do chúng nằm quá xa Trái Đất.

Tin nổi bật