Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Phát hiện mảnh hổ phách 130 triệu năm tiết lộ cách trứng côn trùng cổ đại nở ra

(DS&PL) -

Một nghiên cứu mới từ Đại học Oxford đã tìm thấy bằng chứng trực tiếp đầu tiên về cách trứng côn trùng cổ đại nở ra như thế nào.

Một nghiên cứu mới từ Đại học Oxford đã tìm thấy bằng chứng trực tiếp đầu tiên về cách trứng côn trùng cổ đại nở ra như thế nào.

Trứng côn trùng cổ đại rơi vào mảnh hổ phách hơn 130 triệu năm trước. Ảnh: Getty

Các nhà nghiên cứu đã quan sát cấu trúc được sử dụng để ấp trứng có thể bắt nguồn từ hàng chục triệu năm trước đối với một loài được đặt tên là Tragichrysa ovoruptora - có nghĩa là trứng bị vỡ và màu xanh lá cây.

Trước đó, họ tìm thấy một số ấu trùng sơ sinh màu xanh lá cây được bảo quản bên trong một mảnh hổ phách 130 triệu năm tuổi ở Lebanon. Các chuyên gia theo đó nghiên cứu cách vỏ trứng tách ra và cũng xác định các cấu trúc được gọi là ổ trứng mà những con non dùng để phá vỡ vỏ trứng.

Đây là lần đầu tiên các cấu trúc chuyên dụng này được ghi nhận trong hồ sơ hóa thạch của động vật đẻ trứng.

Tác giả chính của nghiên cứu, Tiến sĩ Ricardo Pérez-de la Fuente từ Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Đại học Oxford cho biết, những con vật đẻ trứng như nhiều động vật chân đốt và động vật có xương sống sử dụng bộ phận phá vỏ trứng để phá vỡ bề mặt trứng trong quá nở ra. Một ví dụ nổi tiếng là mỏ của gà con mới sinh. Để chui ra được bên ngoài, gà con sẽ sử dụng "răng trứng" (egg tooth) để phá vỡ hoặc xé màng trứng.

"Hình dáng và vị trí của bộ phận phá vỏ trứng rất đa dạng, phong phú. Ví dụ loài bọ Chrysopidae sẽ sử dụng một chiếc "mặt nạ" mang lưỡi dao nhọn lởm chởm để làm vỡ vỏ trứng. Sau đó, "mặt nạ" sẽ bị bung ra và dính chặt lại vào trong vỏ trứng”, ông la Fuente nói thêm.

Ấu trùng trong trường hợp này là của loài săn mồi nhỏ sử dụng hàm hình liềm để đâm và hút chất lỏng của con mồi. Ấu trùng bị nhốt trong cục hổ phách cổ đại cho thấy vỏ trứng và trứng khá giống với những con vẹt xanh lá cây ngày nay. Ấu trùng T. ovoruptora dường như đã bị nhựa cây rơi trúng vào đúng lúc vừa nở ra khiến chúng bị mắc kẹt.

Đồng tác giả nghiên cứu, Tiến sĩ Michael S. Engel từ Đại học Kansas cho biết, quá trình nở là phù du và các cấu trúc khiến nó có thể biến mất nhanh chóng sau khi động vật đẻ trứng nở, vì vậy thu được bằng chứng hóa thạch của chúng là hết sức quý giá.

PHƯƠNG PHƯƠNG (Theo The Earth)

Tin nổi bật