Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Phân biệt quản trị và quản lý

  • Như Quỳnh (T/h)
(DS&PL) -

Quản trị tập trung vào việc hoạch định chiến lược và ra quyết định cấp cao, trong khi quản lý tập trung vào việc thực thi các nhiệm vụ và giải quyết vấn đề.

Trong môi trường kinh doanh ngày nay, hai thuật ngữ "quản trị" và "quản lý" thường được sử dụng lẫn lộn. Tuy nhiên, chúng mang những ý nghĩa và vai trò khác nhau trong việc vận hành một tổ chức. Vậy, quản trị và quản lý khác nhau thế nào? Bài viết này sẽ phân tích chi tiết sự khác biệt giữa hai khái niệm này,

Định nghĩa quản trị và quản lý

Quản trị là sử dụng nguồn lực hữu hạn để đạt được mục tiêu tối đa. Hay nói cách khác là tận dụng tốt nhất nguồn lực, sử dụng nguồn lực đạt hiệu quả nhất. Quản trị vừa có tính khoa học, vừa có tính nghệ thuật, yêu cầu sự sáng tạo, linh hoạt và thích ứng của người quản trị.

Trong khi đó, quản lý là quá trình lập kế hoạch, tổ chức, điều phối và kiểm soát các nguồn lực, hoạt động của một tổ chức nhằm đạt được mục tiêu cụ thể. Quản lý liên quan đến việc định rõ mục tiêu, thu thập và phân tích thông tin, giao tiếp, đưa ra quyết định, phân công nhiệm vụ, điều hành, giám sát hoạt động, đánh giá, cải thiện hiệu suất.

Phân biệt quản trị và quản lý.

Mức độ ảnh hưởng

Các quyết định của quản lý đưa ra bị ảnh hưởng bởi giá trị, quan điểm, tín ngưỡng và quyết định của người quản lý khác. Còn quản trị lại bị ảnh hưởng bởi quan điểm cộng đồng, chính phủ, các tổ chức tôn giáo hoặc phong tục.

Nhiệm vụ

Nhiệm vụ của người quản trị cần có tầm nhìn, khả năng động viên, thúc đẩy và truyền cảm hứng cho tổ chức. Người quản trị thường là những người đứng đầu, trực tiếp đưa ra kế hoạch, hoạch định cho cấp dưới.

Còn nhiệm vụ của người quản lý bao gồm xây dựng chiến lược, quản lý nguồn lực, định hướng, tạo động lực, giám sát và đánh giá hiệu quả hoạt động của tổ chức. Họ thường phải tương tác với các thành viên trong tổ chức và đảm bảo rằng công việc được thực hiện theo kế hoạch và đạt được mục tiêu đã đề ra.

Có thể nói, người quản trị có nhiệm vụ đưa ra các quyết định và quản lý là người thi hành hành các quyết định đó.

Về trách nhiệm

Quản trị cần có tầm nhìn, đặt ra các chiến lược, biết thúc đẩy, truyền cảm hứng và ra những chính sách thuyết phục để cấp dưới tuân theo. Quản trị có thẩm quyền xem xét một vấn đề nào đó được cho phép hoặc không.

Quản lý cần khả năng tổ chức, thực hiện các chính sách một cách linh hoạt, có chiến thuật và mang lại hiệu quả. Quản lý cần thực hiện vấn đề được cho phép một cách tối ưu nhất.

Cấp bậc

Vị trí quản trị thường xuất hiện trong các cơ quan công lập như chính phủ, giáo dục, quân đội, doanh nghiệp và có cấp bậc cao nhất trong tổ chức. Trong khi đó quản lý lại có nằm ở vị trí trung gian và thấp, thường có mặt tại các doanh nghiệp với quy mô nhỏ hơn.

Chức năng

Quản lý có chức năng thi hành bởi vì người quản lý hoàn thành công việc của mình dưới sự giám sát nhất định. Cụ thể, người quản lý cần hoạch định, tổ chức, lãnh đạo và kiểm soát

Còn chức năng quản trị là đảm bảo hoàn thành mục tiêu chung của tổ chức. Trong quản trị doanh nghiệp chia thành nhiều vai trò nhưng đều đảm bảo có đủ 4 chức năng quản trị cơ bản.

Quản trị và quản lý là hai khái niệm quan trọng trong việc vận hành một tổ chức.

Vấn đề xử lý

Quản trị thường xử lý các khía cạnh kinh doanh, cần phải kết hợp giữa lãnh đạo và tầm nhìn. Thường vấn đề quản trị cần xử khá rộng và phức tạp, yêu cầu người đứng ở vị này phải nhạy bén trong giải quyết vấn đề, có tầm nhìn xa.

Quản lý sẽ xử lý các vấn đề về hoạt động, vận hành của một tổ chức. Công việc này của quản lý có phần nhẹ hàng hơn nhiều so với quản trị.

Về quá trình thực hiện

Quản trị sẽ quyết định nên làm gì? Và khi nào nên được thực hiện?

Quản lý thường trả lời cho câu hỏi Ai sẽ làm công việc này? Và nó sẽ được thực hiện như thế nào?

Quản trị và quản lý là hai khái niệm quan trọng trong việc vận hành một tổ chức. Quản trị tập trung vào việc hoạch định chiến lược và ra quyết định cấp cao, trong khi quản lý tập trung vào việc thực thi các nhiệm vụ và giải quyết vấn đề. Hiểu rõ sự khác biệt giữa hai khái niệm này sẽ giúp các tổ chức hoạt động hiệu quả hơn và đạt được thành công bền vững.

Tin nổi bật