Lễ Giáng sinh là của những người theo đạo Kitô giáo, nhằm kỷ niệm ngày sinh ra của người lãnh đạo tôn giáo mình, người mà họ cho là Thiên Chúa xuống thế làm người.
Nhưng dần dần, theo thời gian và qua các lễ hội của phương Tây, người ta tổ chức lễ Giáng sinh ngày càng linh đình. Kết quả là bây giờ, lễ Giáng sinh được xem là một ngày lễ quốc tế, với ông già Noel, cây Giáng sinh và cây thông noel.
Ngày nay, ngày lễ Giáng sinh đã trở thành ngày lễ quốc tế.Kể từ khi du nhập sang Việt Nam, nó cũng đã trở thành một ngày lễ được nhiều người quan tâm, nhất là giới trẻ. Đây không chỉ là một ngày có ý nghĩa trọng đại với những người theo Công giáo mà còn là dịp để nhiều người có thể quây quần bên nhau và trao tặng nhau những món quà đầy thân thương.
Hầu hết mọi người đều biết về ý nghĩa của ngày lễ Giáng sinh theo đạo Thiên Chúa. Tuy nhiên, Noel còn là ngày lễ của gia đình, là dịp đặc biệt để mọi thế hệ trong gia đình cùng quây quần bên nhau. Trong dịp này, những thành viên sẽ tạo dựng kỉ niệm, biểu lộ và duy trì tình cảm với nhau.
Nguyên mẫu của ông già Noel được cho là Thánh Nicholas, một giám mục sống ở Myra, nay thuộc Thổ Nhĩ Kỳ vào thế kỷ III và IV.
Noel cũng có thể được coi là một buổi lễ của trẻ em. Đêm Giáng sinh là một đêm kỳ diệu mà mọi ước nguyện của những đứa trẻ sẽ trở thành sự thật. Nhưng, Giáng sinh sẽ không còn là Giáng sinh nếu thiếu đi hình ảnh cây thông Noel và ông già Noel với những món quà xinh, đặc biệt với các trẻ em.
Nguyên mẫu của ông già Noel được cho là Thánh Nicholas, một giám mục sống ở Myra, nay thuộc Thổ Nhĩ Kỳ vào thế kỷ III và IV, nổi tiếng với lòng tốt và sự hào phóng, đặc biệt là với trẻ em và những người nghèo khó.
Vị thánh này được gắn với những câu chuyện bí mật tặng quà cho những người túng thiếu, và điều đó đã trở thành nền tảng tạo nên hình tượng ông già Noel ngày nay. Chẳng hạn, truyền thuyết kể lại rằng, một lần, gặp ba cô gái trẻ không có người cầu hôn vì cha họ quá nghèo, giám mục Nicholas lấy ba túi vàng lén bỏ vào phòng họ. Nhờ đó mà họ lấy được chồng và sống rất hạnh phúc.
Vào thời Trung cổ, hình tượng Thánh Nicholas được lan truyền khắp châu Âu và trở thành biểu tượng của sự rộng lượng và lòng từ thiện. Ở Hà Lan, ông được gọi là Sinterklaas, được miêu tả là một ông già râu trắng mặc áo choàng đỏ. Người Hà Lan di cư sang Mỹ đã mang theo hình ảnh Sinterklaas, từ đó tên gọi "Santa Claus" theo tiếng Anh dần dần hình thành.
Hình ảnh ông già Noel mà chúng ta quen thuộc ngày nay với bộ đồ đỏ, chiếc mũ nhọn và vóc dáng mập mạp chủ yếu được định hình vào thế kỷ 19 và 20. Nhà thơ Clement Clarke Moore với tác phẩm "A Visit from St. Nicholas" và nghệ sỹ Thomas Nast đã có những đóng góp quan trọng trong việc định hình ông già Noel hiện đại. Tác phẩm và tranh vẽ của họ đã gây ấn tượng mạnh, tạo ra một hình ảnh phổ biến được toàn thế giới đón nhận.
Ngày nay, ông già Noel không chỉ là một biểu tượng văn hóa mà còn là một phần không thể thiếu của mỗi mùa Giáng sinh trên khắp thế giới.
Vào thế kỷ 20, hình ảnh ông già Noel được củng cố hơn nữa qua các chiến dịch quảng cáo, nổi bật nhất là của hãng Coca-Cola. Các quảng cáo của Coca-Cola từ những năm 1930 giới thiệu ông già Noel với hình ảnh vui tươi, dễ mến và trở thành một biểu tượng không thể thiếu trong mùa lễ hội.
Ngày nay, ông già Noel không chỉ là một biểu tượng văn hóa mà còn là một phần không thể thiếu của mỗi mùa Giáng sinh trên khắp thế giới, đại diện cho lòng tốt, sự chia sẻ và niềm vui.
Không ai có thể hoàn toàn chắc chắn về địa chỉ cố định của ông già Noel. Có nhiều tranh luận về vấn đề này, trong đó có ý kiến cho rằng ông sống ở Bắc Cực và người khác nói rằng ông sống ở Lapland, Phần Lan.
Một giả thuyết được nhà làm phim hoạt hình Mỹ Thomas Nast đưa ra là Santa Claus đến từ Bắc Cực. Ý tưởng này được đưa ra từ bức tranh do nhà làm phim hoạt hình này vẽ trên tạp chí Harper của Mỹ.
Quan niệm phổ biến nhất là ông già Noel sống ở Bắc Cực nhưng nhiều trẻ đã đi tới Korvatunturi ở Lapland, Phần Lan để gặp ông già Noel.
Nơi ở của ông già Noel là Korvatunturi, nằm giữa Savukoski và bên trong vườn quốc gia Urho Kekkonen ở phía tây Lapland. Chuyện dân gian nói rằng, ông già Noel có xưởng bí mật để những người tí hon làm đồ chơi để làm quà Giáng sinh tặng trẻ.
Theo the Sun, Bộ Tư lệnh Phòng thủ Không gian Bắc Mỹ (NORAD) có nhiệm vụ chính là bảo vệ không phận Mỹ nhưng trong tháng 12 cơ quan này có nhiệm vụ rất quan trọng: Giúp trẻ em theo dõi hành trình của ông già Noel dịp Giáng sinh từ Bắc Cực.
Trẻ có thể theo dõi lộ trình của ông già Noel qua tài khoản Twitter của NORAD. Từ 1/12, công chúng cũng có thể theo dõi lộ trình lễ hội của ông già Noel qua website của NORAD.
Ngoài ra, Google cũng cung cấp dịch vụ theo dõi di chuyển của ông già Noel trong ngày 24/12.
Hình ảnh thường thấy của ông già Noel là ông luôn mặc bộ đồ màu đỏ và bộ râu trắng.
Ông già Noel theo truyền thuyết thì nói tiếng Anh vì sản sinh từ văn hóa Anglo-Saxon. Tuy nhiên hiện nay với tiến trình toàn cầu hóa, ông già Noel nói mọi thứ ngôn ngữ.
Vợ của ông già Noel lần đầu tiên được nhắc tới trong cuốn truyện ngắn mang tên “Huyền thoại Giáng Sinh” của tác giả James Rees - một nhà truyền giáo Cơ đốc ở Philadelphia, Mỹ.
Trong truyện, tên đầy đủ của vợ ông già Noel là là Jessica Mary Claus. Tên đó được đặt tên theo tên mẹ của Chúa Jesus - Thánh Mary.
Ngoài truyện, bộ phim đầu tiên có hình ảnh bà già Noel (vợ của ông già Noel) là bộ phim “Santa Claus chinh phục người sao Hỏa” năm 1964.
Tuy nhiên, đến nay, vợ của ông già Noel chỉ xuất hiện trong những tác phẩm hư cấu và hình ảnh về bà già Noel vẫn là hình ảnh vô cùng hiếm gặp trong dịp Giáng sinh.
Hình ảnh thường thấy của ông già Noel là ông luôn mặc bộ đồ màu đỏ và bộ râu trắng. Nhiều người cho rằng ông có hình ảnh đó là do một chiến dịch quảng cáo của hãng Coca Cola vào năm 1930 (mẫu quảng cáo vẽ ông già Noel mặc bộ đồ đỏ, cầm một chai Coca Cola).
Nhưng thực tế bộ quần áo màu đỏ bắt nguồn từ bộ lễ phục giám mục của thánh Nicholas. Mà ông già Noel theo nhiều câu chuyện chính là thánh Nicholas nên từ đó, bộ quần áo màu đỏ, râu trắng đã gắn liền với ông.