Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Ông Đinh La Thăng yêu cầu thuê trực thăng chữa cháy

(DS&PL) -

(ĐSPL) - Bí thư Thành ủy Đinh La Thăng cho rằng, trang bị trực thăng chữa cháy là cần thiết tại đô thị lớn như TP. Hồ Chí Minh.

(ĐSPL) - Bí thư Thành ủy TP. Hồ Chí Minh Đinh La Thăng cho rằng, trang bị trực thăng chữa cháy là cần thiết tại đô thị lớn như TP. Hồ Chí Minh.

Theo tin tức trên báo Vietnamnet, chiều 28/11, tại buổi làm việc với Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy (PCCC) TP. Hồ Chí Minh về thực hiện nhiệm vụ công tác năm 2016, Bí thư Thành ủy TP. Hồ Chí Minh Đinh La Thăng thông báo: Bộ Công an có báo cáo với Bộ Chính trị về PCCC. Bộ Chính trị yêu cầu TP. Hồ Chí Minh phải tập trung xử lý, thường trực Thành ủy phải sớm thông qua đề án nâng cao PCCC.

Bí thư Thành ủy TP. Hồ Chí Minh Đinh La Thăng làm việc với Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy.(Ảnh: Vietnamnet)

Theo Đại tá Lê Tấn Bửu, Giám đốc Cảnh sát PCCC, TP. Hồ Chí Minh có 28.000 cơ sở PCCC phải quản lý, 10 ngàn cơ sở có nguy cơ cháy nổ cao, chưa kể khu dân cư. Tính riêng từ năm 2014 đến nay, toàn thành phố xảy ra 5.299 sự cố cháy nổ và cứu hộ cứu nạn. Tình hình tại nạn, sự cố liên quan đến cháy nổ có chiều hướng gia tăng, riêng 11 tháng của năm 2016 đã xảy ra hơn 2.000 sự cố, tăng gần 600 vụ so với năm 2015.

Báo VnExpress cũng đưa tin, tại buổi làm việc với Bí thư Thành ủy TP. Hồ Chí Minh Đinh La Thăng về công tác Phòng cháy chữa cháy (PCCC) chiều 28/11, Phó giám đốc Sở Kế hoạch đầu tư Nguyễn Thị Thu Hoa cho biết, trước đây thành phố dự tính mua trực thăng để chữa cháy nhưng do kinh phí quá lớn nên phải gác lại.

"Hội đồng thẩm định dự án đã tính toán kinh phí để mua một chiếc trực thăng, bao gồm sân đỗ, điều hành không lưu... lên đến hơn 1.000 tỷ đồng. Điều kiện ngân sách hiện nay chưa thể đáp ứng được và kinh phí lớn như vậy phải thuộc thẩm quyền của Thủ tướng quyết định", bà Hoa nói.

Nghe vậy ông Đinh La Thăng nói rằng, với một đô thị như TP. Hồ CHí Minh thì trực thăng chữa cháy là rất cần thiết. Du khách, nhà đầu tư nước ngoài khi vào thành phố rất quan tâm đến việc bảo đảm an toàn cháy nổ.

[poll3]80[/poll3]

Ông Đinh La Thăng kiểm tra nhà công vụ của cảnh sát PCCC. (Ảnh: VnExpress)

Bí thư Đinh La Thăng cho rằng, phương án có thể là đặt hàng cho Tổng công ty trực thăng và đặt số tiền theo từng năm. Trường hợp nếu không vụ cháy nào cần trực thăng thì trả một số tiền nhất định, còn nếu vụ nào có trực thăng tham gia chữa cháy thì trả kinh phí riêng.

Ông Đinh La Thăng đề nghị Sở Tài Chính phối hợp Sở Kế hoạch và Đầu tư, Cảnh sát PCCC, trên cơ sở đề án PCCC mà TP. Hồ Chí Minh đã phê duyệt tính toán xem ngân sách cấp bao nhiêu, xã hội hóa bao nhiêu.

Ông Thăng cũng cho rằng, không riêng cảnh sát PCCC mà các lực lượng khác tham gia cứu hộ, cứu nạn, phòng chống tội phạm phải có đầy đủ thiết bị bảo hộ, mua bảo hiểm ở mức cao để có sự yên tâm khi thi hành công vụ.

"Đừng để anh em hy sinh, bị thương rồi mới kêu gọi vận động hỗ trợ. Phải làm sao tất cả phải trở thành chính sách", ông phát biểu tại buổi làm việc.

Tổng công ty điện lực TP. Hồ Chí Minh cũng phải có phương án thỏa thuận, ký kết với từng hộ sử dụng điện để đảm bảo đường điện gia đình, từ công - tơ trở vào phải luôn đảm bảo an toàn. Bởi hiện nay có đến khoảng 70% vụ cháy, nổ là từ chập điện, 50% vụ cháy là từ các hộ gia đình. Do đó việc bảo đảm an toàn điện trong gia đình sẽ giảm thiểu các vụ cháy.

Kết thúc buổi làm việc, ông Đinh La Thăng yêu cầu Cảnh sát PCCC TP. Hồ Chí Minh rà soát lại toàn bộ các đối tượng thuộc quyền quản lý. "Đừng để cháy karaoke thì chỉ đạo rà soát karaoke, cháy chợ thì rà soát chợ, cháy chung cư mới rà soát chung cư. Cảnh sát PCCC phải chủ động rà soát trước và có tính toán phân cấp quản lý như thế nào cho phù hợp nhất", ông Thăng yêu cầu.

Điều 4. Nguyên tắc phòng cháy và chữa cháy (Luật Phòng cháy và chữa cháy năm 2001)

1. Huy động sức mạnh tổng hợp của toàn dân tham gia hoạt động phòng cháy và chữa cháy.

2. Trong hoạt động phòng cháy và chữa cháy lấy phòng ngừa là chính; phải tích cực và chủ động phòng ngừa, hạn chế đến mức thấp nhất các vụ cháy xảy ra và thiệt hại do cháy gây ra.

3. Phải chuẩn bị sẵn sàng lực lượng, phương tiện, phương án và các điều kiện khác để khi có cháy xảy ra thì chữa cháy kịp thời, có hiệu quả.

4. Mọi hoạt động phòng cháy và chữa cháy trước hết phải được thực hiện và giải quyết bằng lực lượng và phương tiện tại chỗ.”

Chú ý: Thông tin pháp lý trong hộp nội dung này được trích từ nguồn trên mạng Internet, nên chỉ mang tính tham khảo.

Nhân Văn (tổng hợp)

Video đang được xem nhiều nhất:

[mecloud]rQXXXYRYaE[/mecloud]

Tin nổi bật