Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Nữ tình báo "viên ngọc trai đen" nổi tiếng thế giới chuyển tài liệu bằng cách "bí hiểm" khiến địch bó tay

(DS&PL) -

Josephine Baker được xem là một siêu sao giải trí, nổi tiếng với những điệu nhảy táo bạo. Tuy nhiên, ít người biết được rằng, Baker cũng là một điệp viên tài năng.

Josephine Baker được xem là một siêu sao giải trí, nổi tiếng với những điệu nhảy táo bạo và trang phục quyến rũ. Tuy nhiên, ít người biết được rằng, Baker cũng là một điệp viên đầy tài năng, có những đóng góp lớn cho cuộc chiến chống phát xít Đức của quân Đồng minh trong suốt thời kỳ Chiến tranh thế giới II.

Sinh ngày 3/6/1906 với tên khai sinh là Freda Josephine McDonald, Baker lớn lên trên những con phố ở khu ổ chuột xập xệ nhất tại thị trấn St. Louis, bang Missouri, Mỹ. Lớn lên trong khổ cực nhưng Baker lại được trời phú cho khả năng ca hát, khiêu vũ và pha trò rất tài tình. 
Khi Baker đặt chân tới Pháp cũng là thời điểm diễn ra thời kỳ Phục hưng Harlem. Người Pháp lúc bấy giờ như điên cuồng với văn hóa của người da đen. Chính vì thế nên Baker nhanh chóng trở nên nổi tiếng. Từ một đứa trẻ nghèo khó, cô vụt trở thành ngôi sao được chào đón ở khắp mọi nơi và có thu nhập lên đến 1.000 USD/tháng. Sự thăng tiến của Baker trong sự nghiệp được cho là chưa từng xảy ra với một phụ nữ lúc bấy giờ.
Không chỉ đánh dấu một bước ngoặt lớn trong sự nghiệp của Baker mà màn biểu diễn đó còn là mở đầu cho những thay đổi đáng kể trong cuộc đời của cô về sau. Bởi, trong đám đông những người đàn ông đang ném mình theo những điệu nhảy của cô hôm đó còn có một “người hâm mộ bất thường”: Jacques Abtey – người đứng đầu cơ quan tình báo quân đội Pháp Le Deuxième Bureau. Ấn tượng với sự chân thành và nhiệt tình của Baker, Abtey đã tuyển dụng cô ngay tại cuộc gặp đó. 
Ngay khi trở thành mật vụ của Pháp, Baker đã được bí mật huấn luyện võ thuật, sử dụng súng và nhiều “ngón nghề” khác phục vụ cho công việc này. Kết thúc khóa đào tạo, cô chuyển về Paris để tiện cho việc hành động.
Khi Chính phủ Pháp đầu hàng Đức, Tướng Charles de Gaulle – một sỹ quan quân đội Pháp - đã thành lập phong trào “Nước Pháp tự do” với mục tiêu chống lại sự chiếm đóng của Đức Quốc xã. Abtey cũng đã từ bỏ quân đội Pháp và gia nhập phong trào trên. Về sau, Baker cũng được đón nhận. Khi de Gaulle yêu cầu Baker và Abtey tới thành phố Lisbon, Bồ Đào Nha để thu thập thông tin ở đây, Baker mới rời nước Pháp.
Chuyến đi được cô dàn dựng dưới vỏ bọc tới Nam Phi biểu diễn nên việc xin giấy tờ khá đơn giản. Khó khăn ở đây là việc chuyển 52 tài liệu mật đi cùng. Cuối cùng, Baker đã nảy ra ý tưởng vô cùng thông minh để chuyển tài liệu: Dùng mực vô hình để ghi vào bản ghi nhạc ca khúc “Two Loves Have I” mà cô sẽ biểu diễn. Không chỉ vậy, Baker còn cố tình mặc quần áo đắt đỏ để thu hút sự chú ý, giúp Abtey – dưới lớp vỏ bọc trợ lý của cô – có thể vượt biên mà không gặp trở ngại nào. Vỏ bọc ngôi sao nổi tiếng ban đầu đã giúp Baker không bị nghi ngờ khi thực hiện nhiệm vụ.
Sau khi chiến tranh thế giới II kết thúc, Baker quyết định trở thành một nhà hoạt động của phong trào dân quyền, tích cực đấu tranh chống lại nạn phân biệt chủng tộc trên khắp thế giới. Cô cũng khiến nhiều người càng mến mộ hơn khi nhận nuôi đến 12 đứa trẻ đến từ khắp các châu lục trên thế giới.

Những công lao của Baker được giới chức Pháp tưởng thưởng bằng hàng loạt những huân, huy chương cao quý của nhà nước Pháp như Huân chương Croix de Guerre, Huân chương kháng chiến, Huân chương Légion d’Honneur… Khi Joséphine Baker qua đời vào năm 1975, Chính phủ Pháp đã bắn 21 phát đạn bác để tưởng niệm bà. Bà cũng trở thành người phụ nữ người Mỹ đầu tiên được an táng ở Pháp với đầy đủ các nghi lễ quân đội. Khoảng 20.000 người đã đưa tang bà..

Ảnh: St

Việt Hương (T/h)

Tin nổi bật