Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

NSND Thanh Hải qua đời sau thời gian chiến đấu với bệnh ung thư phổi

  • Đinh Kim (T/h)
(DS&PL) -

Tang lễ của NSND Thanh Hải sẽ được tổ chức tại Chùa Nghệ sĩ (quận Gò Vấp, TP.HCM) - nơi an nghỉ của nhiều thế hệ nghệ sĩ cải lương tài danh.

Theo tạp trí Tri Thức, chiều 26/5, đạo diễn Nguyễn Thanh Hiệp cho biết NSND Thanh Hải qua đời lúc 15h45 cùng ngày. Thời gian qua, ông chiến đấu với căn bệnh ung thư phổi, nhập viện vào ngày 18/4. Đến ngày 24/5, sức khỏe của ông suy yếu do bệnh viêm phổi chuyển nặng.

“Hôm nay, ông vĩnh viễn rời xa ánh đèn sân khấu. Chúng tôi – những người từng có cơ may được làm việc cùng ông – chỉ còn biết tiễn biệt bằng nỗi nghẹn ngào và ký ức không thể phai mờ. Kỷ niệm mà tôi trân quý nhất là những ngày cùng ông làm việc tại Sân khấu Vàng, trong vở Lá sầu riêng do đạo diễn Trần Ngọc Giàu dàn dựng”, đạo diễn Nguyễn Thanh Hiệp bộc bạch.

Nam đạo diễn kể thêm: “Tôi khi ấy làm công tác biên tập, còn ông – người nhạc sĩ thầm lặng nhưng đầy nội lực – là linh hồn âm nhạc của vở diễn. Có những đêm tập đến khuya, cả đoàn mệt rã rời, nhưng ông vẫn ngồi đó, chỉnh từng nhịp, đẩy từng đoạn hơi, làm sao cho đúng tâm trạng nhân vật, làm sao cho giọt đàn vừa đủ chạm vào lòng người xem”.

NSND Thanh Hải. Ảnh: Người Lao Động

Theo đạo diễn Nguyễn Thanh Hiệp, NSND Thanh Hải yêu nghề, tận tụy, luôn hết mình vì cải lương. NSND Thanh Hải là người nghệ sĩ mẫu mực, tài hoa mà khiêm nhường, giỏi nghề và luôn biết lắng nghe, điềm đạm, sâu sắc.

Tang lễ của NSND Thanh Hải sẽ được tổ chức tại Chùa Nghệ sĩ (quận Gò Vấp, TP.HCM) - nơi an nghỉ của nhiều thế hệ nghệ sĩ cải lương tài danh.

Được biết, NSND Thanh Hải sinh năm 1957 tại Hải Phòng trong một gia đình có truyền thống âm nhạc. Từ nhỏ, ông đã tiếp xúc với nghệ thuật.

Báo Người Lao động cho biết, NSND Thanh Hải đã gắn bó cả đời với sân khấu cải lương, từ đoàn Văn công TP.HCM, Đoàn 284, Nhà hát Trần Hữu Trang, đến Sân khấu Vàng và Học viện Cải lương.

Ông chơi được nhiều nhạc cụ dân tộc, đặc biệt là ông sử dụng thành thạo đàn kìm, đàn tranh và có nhiều cải tiến về âm nhạc cải lương. Nam nghệ sĩ không chỉ sáng tạo nên những giai điệu nâng đỡ diễn xuất, mà còn góp phần định hình phong cách âm nhạc cho nhiều vở cải lương nổi tiếng như Đời Cô Lựu, Tô Ánh Nguyệt, Người Ven Đô, Lá Sầu Riêng…

Với những cống hiến không mỏi mệt, ông được phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân (NSND) - một danh hiệu xứng đáng cho một người sống trọn với nghề, sống đẹp với bạn nghề.

Tin nổi bật