Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

"Nộp lệ phí" một trong ba điều kiện để xét Nghệ nhân Sinh Vật Cảnh Việt Nam?

(DS&PL) -

(ĐS&PL) Mấy năm trở lại đây, Nhà nước xét tặng danh hiệu "Nghệ nhân, Nghệ nhân ưu tú, Nghệ nhân nhân dân" và rất nhiều Hội, Hiệp hội cũng đua nhau xét tặng danh hiệu này.

(ĐS&PL) Mấy năm trở lại đây, Nhà nước xét tặng danh hiệu "Nghệ nhân, Nghệ nhân ưu tú, Nghệ nhân nhân dân" và rất nhiều Hội, Hiệp hội cũng đua nhau xét tặng danh hiệu này. Vậy đâu là sự khác biệt!

Một bạn đọc ở Bình Dương hỏi: Ở tỉnh tôi có người được UBND tỉnh công nhận là Nghệ nhân về nghề tạo tác hoa kiểng, có người lại được Hội Sinh Vật Cảnh Việt Nam công nhận là Nghệ nhân Sinh Vật Cảnh Việt Nam. Toà soạn có thể cho tôi biết về mối liên hệ giữa hai danh hiệu này không? Và để được xét danh hiệu Nghệ nhân Sinh Vật Cảnh Việt Nam cần những điều kiện gì? 

Hội Sinh Vật Cảnh Việt Nam cũng đã xét trao tặng  cờ thi đua, cũng là hình thức thi đua nội bộ chứ không phải là danh hiệu Nhà nước cao quý. Vì Hội làm hình thức giống "Cờ thi đua của Chính phủ, của Bộ ngành và UBND cấp tỉnh" nên nhiều người bị nhầm lẫn. 

Trước hết cần phải khẳng định với bạn rằng "Nghệ nhân Sinh Vật Cảnh Việt Nam" là "hình thức" tôn vinh, động viên khen thưởng nội bộ Hội Sinh Vật Cảnh Việt Nam chứ không phải là "danh hiệu" tôn vinh khen thưởng cao quý của Nhà nước. 

Hoạt động công nhận Nghệ nhân Sinh Vật Cảnh Việt Nam là hình thức động viên khen thưởng, khích lệ và tôn vinh những giá trị nghề nghiệp Sinh Vật Cảnh có giá trị trong nội bộ Hội Sinh Vật Cảnh Việt Nam theo tiêu chí của chính Hội này quy định. Hình thức này cũng giống như tất cả các hình thức tôn vinh nghệ nhân, thợ giỏi, bàn tay vàng và các hình thức động viên khác do các Hội, Hiệp hội hợp pháp khác ở Việt Nam thực hiện ở các phạm vi khác nhau.

Còn danh hiệu “Nghệ nhân”, “Nghệ nhân ưu tú” Nghệ nhân nhân dân” là danh hiệu cao quý của Nhà nước được quy định trong Luật Thi đua, khen thưởng và các văn bản pháp quy có liên quan. Những danh hiệu này do các ngành, các cấp chính quyền thực hiện và có giá trị rộng rãi trong toàn xã hội.

Như vậy, hai danh hiệu này không có mối liên hệ gì với nhau. Chúng hoàn toàn khác nhau về bản chất, đối tượng, quy trình và phạm vi ảnh hưởng... 

Về Điều kiện để được xét danh hiệu Nghệ nhân Sinh Vật Cảnh Việt được quy định tại Điều 4 và Điều 7 của Quyết định số 205/2018/QĐ – HSVC do Chủ tịch Hội Sinh Vật Cảnh Việt Nam, TS. Nguyễn Hữu Vạn ký ngày 06/4/2018.

Theo đó, điều kiện để xét danh hiệu Nghệ nhân Sinh Vật Cảnh Việt Nam gồm 03 điều kiện: Đã là nghệ nhân ở tỉnh; Có đủ hồ sơ và nộp đủ lệ phí theo quy định. Cụ thể như sau:

1. Là Nghệ nhân Sinh Vật Cảnh cấp tỉnh có thời hạn ít nhất 36 tháng

2. Có đủ hồ sơ theo quy định tại Điều 7 gồm: Đơn xét tặng danh hiệu Nghệ nhân Sinh Vật Cảnh Việt Nam; Sơ yếu lí lịch có xác nhận của UBND xã, phường thị trấn kèm theo 02 ảnh 4x6; Báo cáo thành tích của nghệ nhân; Bản phô tô các chứng nhận đoạt giải tại các cuộc thi do Hội Sinh Vật Cảnh cấp tỉnh cấp trên tổ chức; Quyết định phong tặng Nghệ nhân Sinh Vật Cảnh cấp tỉnh tổ chức; Biên bản lấy ý kiến của cán bộ, hội viên cấp cơ sở; Biên bản Hội nghị Ban Thường vụ Hội Sinh Vật Cảnh cấp huyện; Biên bản Hội nghị thẩm định danh hiệu Nghệ nhân Sinh Vật Cảnh Việt Nam cấp tỉnh; Tờ trình của Hội Sinh Vật Cảnh cấp tỉnh kèm theo danh sách những người được đề nghị xét tặng danh hiệu Nghệ nhân Sinh Vật Cảnh Việt Nam.

3. Nộp lệ phí theo quy định của Ban Thường vụ Hội (Ở đây được hiểu là Ban Thường vụ Hội Sinh Vật Cảnh Việt Nam quy định).

 

Trích Quy chế xét Nghệ nhân SVC của Hội SVC Việt Nam

Để rõ hơn về danh hiệu Nghệ nhân Sinh Vật Cảnh Việt Nam xin bạn tìm đọc Quyết định số 205/2018/QĐ – HSVC ngày 06/4/2018 của Hội Sinh Vật Cảnh Việt Nam.

Thanh Hải/Sức Khỏe 365

Tin nổi bật