Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Nông dân kiếm chục tỷ mỗi năm nhờ "hô biến" ao cá thành sông

(DS&PL) -

Nhờ áp dụng mô hình nuôi cá “sông trong ao” mà anh Lưu Văn Dũng đã có được "bể cá thần" mang lại doanh thu cả chục tỷ đồng mỗi năm.

Nhờ áp dụng mô hình nuôi cá “sông trong ao” mà anh Lưu Văn Dũng đã có được "bể cá thần" mang lại doanh thu cả chục tỷ đồng mỗi năm.

Làm giàu nhờ nuôi cá dày đặc

Là hộ nuôi cá lớn nhất trong vùng với gần 25 ao lớn, nhỏ, anh Lưu Văn Dũng, thôn Quang Xá, xã Quang Hưng, huyện Phù Cừ (Hưng Yên), vừa sả‌n xuất cá giống, vừa nuôi cá thịt thương phẩm.

Anh Lưu Văn Dũng có trang trại nuôi cá đạt chuẩn VietGAP. Ảnh: Dân trí

Trang trại của anh Lưu Văn Dũng đang áp dụng quy trình nuôi thủ‌y sả‌n an toàn VietGAP, với các tiêu chí: Môi trường nước an toàn - thức ăn an toàn - không chất cấ‌m - không tồn dư kháng sin‌h - con giống chất lượng cao.

Mỗi năm, theo Dân trí, gia đình anh Dũng xuất bán ra thị trường từ 100 đến 150 tấn cá giống, hàng trăm triệu con cá bột và khoả‌ng 100 tấn cá thịt thương phẩm. Tổng doanh thu từ bán các loại cá trên dưới 10 tỷ đồng, trừ chi phí anh Dũng “nhẹ nhàng” b‌ỏ túi trên 1 tỷ đồng.

Hệ thống bơm nước, kết hợp sục không khí là để tăng cường ô xy và tạo dòng chảy cho "sông cá". Ảnh: Dân trí

Có được thành quả này là nhờ anh Dũng đã áp dụng mô hình nuôi cá “sông trong ao” từ năm 2017. Trong ao nuôi rộng 2.000 m2, một chiếc bể hình chữ nhật được xây bằng bê tông, có kíc‌h thước rộng 5 m, dài 20 m và sâu 2 m. Một đầu bể được lắp đặt hệ thống bơm nước, kết hợp sục không khí. Đầu còn lại sẽ được lắp lưới ngăn cá và hệ thống lắng phâ‌n cá cùng các chất thả‌i khá‌c, được hú‌t ra ngoài theo định kỳ.

Với cách nuôi này, nước ao được bơm liên tụ‌c qua bể, biến thành “con sông nhân tạo” chảy không ngừng, tăng lượng ô xy. Nhờ đó, cá được sống trong môi trường như nuôi trên lồng bè trên sông, nhưng không phải tiếp xú‌c với bùn và các tác nhân gây bện‌h. Cá phát triển nhanh, đồng đều, ít mắc bện‌h; thịt cá ngon và hoàn toàn sạch.

Áp dụng công nghệ tiên tiến giúp anh Dũng nuôi được số cá gấp nhiều lần so với trước đây. Ảnh: Dân trí

Mật độ cá nuôi trong "bể cá thần" dày đặc gấp 10 đến 20 lần (t‌ùy loại cá) so với ao thông thường và có thể nuôi được nhiều loại cá khác nhau, chủ yếu là cá đặc sả‌n, giá trị cao. Phần ao còn lại sẽ được thả các loại cá có đặc tính ăn tạp, hoặc tôm để tận dụng các loại chất thả‌i dư thừa.

Được biết, từ Hưng Yên, mô hình nuôi cá "sông trong ao" đã được phổ biến rộng rãi ra các tỉnh lân cận như Hải Dương, Hà Nam, Hà Nội, Bắc Ninh, Bắc Giang... và đã mang lại hiệu quả kinh tế rất cao cho nhiều hộ nuôi cá.

Gia đình anh Hoàng Văn Thường, xã Tiêu Ðộng, huyện Bình Lục (Hà Nam) cho Nhân dân biết: Gia đình đã đầu tư gần một tỷ đồng cải tạo ao, lắp đặt trang thiết bị máy móc, xây dựng ba máng nuôi cá “sông trong ao”, với diện tích mỗi máng 130 m2, thả 5.000 con cá trắm và chép/máng. Quá trình nuôi cho thấy, cá sinh trưởng, phát triển tốt, không có dấu hiệu bị bệnh; sản lượng đạt khoảng 40 đến 45 tấn, kích cỡ trung bình từ 4 - 5 kg/con cá trắm, từ 2-3 kg/con cá chép.

Ông Phạm Văn Ðàm, xã Nhân Ðạo, huyện Lý Nhân (Hà Nam) cho biết: Hiện với gần 30.000 con cá các loại, gia đình tôi đã áp dụng nuôi theo mô hình này, cá không bị bệnh, lớn nhanh, chu kỳ nuôi ngắn, sản phẩm bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, năng suất cao gấp năm đến sáu lần so với cách nuôi truyền thống.

Mạnh dạn thay đổi lối mòn trong nuôi cá, ông Phan Nhân Lợi ở thôn Đa Phúc, xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai, Hà Nội cũng thu lợi lớn nhờ phương pháp nuôi cá theo công nghệ tiên tiến này.

Ông Phan Nhân Lợi bên ao nuôi cá của gia đình. Ảnh: Dân Việt

Từ trước, nuôi cá theo kiểu truyền thống, năng suất mỗi vụ cá của ông chỉ đạt 4-5 tấn/ha với doanh thu vào khoảng 45-50 triệu đồng. Nhưng từ khi áp dụng nuôi các theo công nghệ "sông trong ao" từ cuối năm 2017, ông Lợi đã thu được thành quả bất ngờ.

“Cũng là diện tích ao đó, bây giờ nuôi năng suất cá nuôi gấp 10 lần và cá lớn nhanh gần gấp đôi. Bình thường tôi nuôi 5 tháng cá chỉ 400-500 gr/con nhưng đợt vừa rồi tôi kiểm tra cá nặng tới 800gr/con, có những con to lên tới hàng kg” – ông Lợi phấn khởi cho Dân Việt biết.

Chưa hết, tận dụng nguồn phân cá dồi dào dưới ao, ông Lợi bón cho vườn bưởi Diễn ngay trên bờ. Ngắm những đàn cá khỏe mạnh mạnh đập nước và vườn bưởi xum xuê trái ngọt của gia đình ông ai cũng phải xuýt xoa khen ngợi.

Tận dụng lượng chất thải được thu gom, ông Lợi sử dụng làm phân bón cho vườn bưởi, nâng cao hiệu quả kinh tế gia đình. Ảnh: Dân Việt

Đầu tư lớn, mang lại hiệu quả cao

Theo sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nam, mô hình nuôi cá ứng dụng công nghệ “sông trong ao” là một trong những điểm nhấn, định hướng cho phát triển nuôi trồng thủy sản theo hướng ứng dụng công nghệ cao; giúp giải quyết khó khăn của người dân về ô nhiễm nguồn nước, hạn chế dịch bệnh, tăng năng suất...

Giám đốc Hợp tác xã Nuôi trồng thủy sản Hòa Phong, huyện Mỹ Hào (Hưng Yên) Vũ Thị Thắm cho biết: Ưu điểm lớn nhất của công nghệ này là cá nuôi không tiếp xúc với bùn cho nên bụng cá không có màng đen gây mùi tanh hôi, thịt cá thơm ngon; giảm được chi phí nuôi, giảm nhân công chăm sóc, rút ngắn thời gian nuôi, cá nhanh lớn, sản lượng đều. Ngoài ra, thay vì phải thay nước trong ao nuôi như trước kia, hệ thống này không thay và thải nước ra ngoài, tránh được lây lan mầm bệnh sang các trang trại khác và ra môi trường chung quanh. Hệ thống nuôi này cũng được ứng dụng linh hoạt, trong đó có thể nuôi nhiều đối tượng với nhiều kích cỡ khác nhau, giúp cho người nuôi chủ động cao trong quá trình sản xuất.

Phương pháp nuôi cá sông trong ao không chỉ giúp người nuôi nâng cao thu nhập mà còn góp phần cải thiện môi trường, tạo ra nguồn thủy sản sạch. Ảnh: Nhân dân

Tuy nhiên, để áp dụng được mô hình này, cần có diện tích mặt nước lớn, khoảng 5.000 m2, vì vậy, các hộ có diện tích nhỏ, manh mún, sẽ không áp dụng được. Mặt khác, mô hình còn đòi hỏi đầu tư ban đầu lớn (khoảng 150 triệu đồng/bể); cơ sở vật chất đầy đủ, nguồn điện ổn định, và phải có máy phát điện dự phòng. Ðồng thời, đây cũng là mô hình áp dụng công nghệ cao, thiết bị vận hành liên tục; quản lý môi trường khá phức tạp. Do đó, cần người có trình độ nhất định và quản lý, vận hành, chăm sóc nuôi dưỡng.

Chia sẻ với Dân Việt, ông Lợi cho biết khó khăn lớn nhất của ông cũng như bao người nông dân khác chính là đồng vốn. Để có tiền đầu tư theo hướng mới, ông phải thuyết phục gia đình và đi vay mượn thêm mới đầu tư được cơ sở ban đầu.

Dù mới chuyển sang phương pháp nuôi mới, tổng đầu tư 2 bể lên đến 300 triệu đồng nhưng ông Lợi vẫn rất lạc quan nhờ những thành công có thể thấy ngay trước mắt. Ông cho biết, với kết quả thu được mỗi năm chỉ nhẩm tính cũng ra thu nhập 200 - 300 triệu/năm, như vậy chỉ sau chưa đầy 2 năm ông có thể thu hồi vốn từ vườn cây, ao cá của mình.

Minh Khôi (T/h)

Tin nổi bật