Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Những thực phẩm "đại kỵ" khi ăn với trứng, chớ dại ăn cùng kéo hối không kịp

(DS&PL) -

Có một số thực phẩm ăn cùng trứng không những làm giảm giá trị dinh dưỡng của món ăn mà còn có nguy cơ gây bệnh.

Trứng là thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, thường xuất hiện trong bữa ăn của nhiều gia đình. Tuy nhiên, có một số thực phẩm ăn cùng trứng không những làm giảm giá trị dinh dưỡng của món ăn mà còn có nguy cơ gây bệnh.

Trứng là thực phẩm được nhiều người yêu thích - Ảnh: Minh họa

Những thực phẩm kỵ với trứng

- Sữa

Trứng và sữa không nên ăn cùng với nhau. Trong sữa có chứa một hàm lượng chất lactose. Lactose là một thể trong hai loại đường galactose và glucose dimmer. Trong trứng lại có chứa rất nhiều chất protein, giúp phân giải các acid amin.

Khi ăn hai thực phẩm này cùng với nhau sẽ khiến cơ thể khó hấp thụ chất lactose. Hơn nữa, các chất dinh dưỡng khác lại khó được tiêu hóa. Do đó, bạn nên hạn chế ăn hai loại thực phẩm này với nhau.

- Đường

Khi chế biến trứng kho nhiều người thường giữ thói quen dùng nước đường thắng để lấy màu cho món ăn. Tuy nhiên, điều này sẽ làm cho protein fructose axit amin trong trứng tiếp hợp với lysine, tạo thành chất khó hấp thu trong cơ thể.

- Quả hồng

Ăn hồng sau khi ăn trứng rất dễ bị ngộ độc thực phẩm, có thể dẫn đến viêm dạ dày cấp tính với các dấu hiệu như buồn nôn, tiêu chảy, đau bụng.

Nếu lỡ ăn hồng sau khi ăn trứng, bạn nên uống ngay một cốc nước muối pha loãng (200 ml nước và 20 g muối). Nếu không bị buồn nôn, hãy uống nhiều lần để nôn hết chất độc hại trong cơ thể.

- Óc lợn

Dùng trứng chung với óc lợn sẽ làm tăng cholesterol trong máu, dễ làm người ăn bị chứng cao huyết áp đột ngột, dẫn đến tử vong.

- Thịt ngỗng, thịt thỏ, thịt rùa

Thịt ngỗng, thịt thỏ có tính hàn vì thế không nên ăn chúng ngay sau khi ăn trứng. Bởi trứng cũng thuộc nhóm thực phẩm này và cả hai đều có chứa một số chất có hoạt tính sinh học, khi ăn cùng nhau sẽ xảy ra phản ứng kích thích đường tiêu hóa, gây tiêu chảy.

Ngoài ra, việc ăn trứng cùng lúc với thịt rùa có thể dẫn đến ngộ độc thực phẩm. Đặc biệt là những người mệt mỏi, cảm lạnh càng không nên ăn. Đối với phụ nữ mang thai, tiêu hóa kém đôi khi cũng không phù hợp để ăn.

Không nên ăn trứng và sữa cùng với nhau - Ảnh: Minh họa

Những người không nên ăn trứng

- Người đang sốt

Những người bị sốt (nhất là trẻ em), ăn trứng gà sẽ làm cho nhiệt lượng cơ thể tăng lên, không tán phát ra ngoài được, giống như “lửa đổ thêm dầu”, bệnh sốt càng thêm trầm trọng. Do đó, khi bị sốt không nên ăn trứng gà, nên uống nhiều nước và pha thêm chút muối, ăn nhiều rau quả tươi, hạn chế ăn những thứ có nhiều protein.

- Bệnh tiểu đường

Trứng là loại thực phẩm chứa nhiều chất béo omega-3, là nguồn cung cấp vitamin, protein và nhiều dưỡng chất khác có lợi sức khỏe nhưng chúng cũng chứa rất nhiều cholesterol và chất béo bão hòa. Đây là những “thủ phạm” có thể gây ra bệnh tiểu đường loại 2. Vì thế những người có bệnh tiểu đường không nên ăn trứng.

- Người mắc bệnh thận

Khi bị viêm thận, chức năng trao đổi chất của cơ thể giảm mạnh, lượng nước tiểu cũng giảm khiến thận không loại bỏ hết các độc tố ra khỏi cơ thể.

Ăn trứng có thể làm lượng urê trong cơ thể tăng nhanh, từ đó, làm tình trạng viêm thận trở nên trầm trọng, thậm chí là gây nhiễm độc đường tiết niệu.

- Bị bệnh gan

Trứng là loại thực phẩm rất giàu dinh dưỡng. Trong trứng có đủ protit, lipit, gluxit, các vitamin, các khoáng chất, các men và hormon. Các chất dinh dưỡng tập trung chủ yếu ở lòng đỏ trứng, đặc biệt lòng đỏ chứa 1,6 hay 0,3gr cholesterol. Vì trứng rất bổ, khó tiêu nên khi ăn trứng, gan phải làm việc nhiều.

Do vậy, những người bị bệnh gan không nên ăn trứng, nếu ăn nhiều, trong thời gian dài có thể càng làm cho gan yếu hơn rồi bệnh nặng, dẫn đến viêm gan, xơ gan và ung thư gan…

- Người cơ địa dị ứng

Trứng là nguyên nhân hay gặp thứ hai gây dị ứng thức ăn ở trẻ nhỏ, khoảng 1,5% các bé dị ứng với trứng gà. Tuy nhiên đến khoảng 80% trẻ thoát khỏi dị ứng trứng khi lên 6 tuổi.

Phần lớn các protein gây dị ứng nằm trong lòng trắng, trong khi protein lòng đỏ ít gây dị ứng hơn. Do sự tương đồng giữa protein trứng gà và các loại trứng khác, người dị ứng trứng gà thường dị ứng với trứng vịt, trứng ngan… Vì vậy, nếu cơ địa dị ứng với trứng, bạn nên tránh món này để không ảnh hưởng đến các cơ quan khác trong cơ thể.

Quỳnh Chi (T/h)

Tin nổi bật