Lễ Giáng sinh diễn ra vào ngày 24/12 hay 25/12?
Lễ Giáng sinh hay lễ Thiên Chúa giáng sinh là dịp kỷ niệm ngày Chúa Giê-su được sinh ra tại Bethlehem, xứ Judea, nước Do Thái (khoảng giữa năm 7 TCN và năm 2).
Theo người Do Thái, thời điểm bắt đầu một ngày là hoàng hôn chứ không phải nửa đêm. Chúa ra đời ngày 25/12 nên lễ Giáng sinh được tổ chức lúc 0h ngày này, theo lịch Do Thái là từ hoàng hôn của ngày 24/12.
Hiện trên thế giới, lễ Noel diễn ra vào ngày 25/12 được gọi là Lễ Chính ngày, còn lễ tối 24/12 gọi là lễ vọng. Lễ vọng thường thu hút nhiều người tham dự hơn.
Vì sao người ta dùng "Xmas" thay cho "Christmas"?
Trước hết, bạn cần hiểu về từ "Christmas" - Lễ Giáng sinh - được ghép vào từ 2 từ là "Christ" và "Mass". Trong đó "Christ" (còn được phiên âm là Ki-tô) là Đấng chịu xức dầu, người Do Thái cổ dùng từ này để gọi đấng được Thiên Chúa sai đến giải cứu dân Chúa, trong ngôn ngữ hiện đại được hiểu là Đấng cứu thế, chỉ Chúa Giê-su. Còn "Mas" là viết tắt của "Mass", nghĩa là thánh lễ.
"Christmas" có nghĩa là ngày thánh lễ của Đấng Christ, chỉ lễ mừng ngày Đức Giêsu giáng sinh cứu chuộc loài người, theo niềm tin Thiên Chúa giáo.
Từ "Christ" trong tiếng Anh vốn có nguồn gốc từ từ Χριστός (đọc là Khrīstos) trong tiếng Hy Lạp, với chữ X đứng đầu. Do đó, viết "Xmas" thực ra là cách viết tắt, sử dụng phụ âm đầu của từ "Christ" trong tiếng Hy Lạp.
Các học giả hiện chưa khẳng định được từ "Xmas" được dùng như một cách thay thế cho "Christmas" từ bao giờ. Tuy nhiên các tài liệu cho thấy cụm từ này bắt đầu phổ biến từ thế kỷ đầu Công nguyên, có học giả cho rằng nó phổ biến từ thế kỷ 13.
Đến thế kỷ 15, "Xmas" xuất hiện như một ký hiệu được sử dụng rộng rãi thay cho "Christmas". Sau khi Johannes Gutenberg phát minh ra máy in vào năm 1436, nhà thờ tổ chức in tài liệu, sách thần học bằng công nghệ này. Thời điểm đó, việc in chữ được thực hiện bằng tay nên rất đắt. Để cắt giảm tối đa chi phí, người ta cố gắng viết gọn, và từ "Xmas" được dùng thay thế cho "Christmas" trong các bản in.
Sau khi "Xmas" xuất hiện trong các văn bản tôn giáo chính thống, cách viết này càng được phổ biến rộng.
Câu chúc "Merry Christmas" có ý nghĩa gì?
Mặc dù các hoạt động tổ chức Giáng sinh bắt đầu từ thế kỷ thứ Tư nhưng chỉ đến năm 1699, cách nói "Merry Christmas" mới xuất hiện khi một sĩ quan hải quân sử dụng nó trong bức thư thân mật. Cụm từ này xuất hiện lần thứ hai vào năm 1843 trong tác phẩm của Charles Dickens - "Bài hát đón mừng Giáng sinh".
Trong dịp lễ Giáng sinh, không chỉ tín hữu Thiên Chúa giáo mà phần lớn mọi người đều gửi đến nhau lời chúc "Merry Christmas". Trong cụm từ này, "Merry" có nghĩa là niềm vui. Nghĩa của từ "Christmas" như giải thích ở trên nhưng cũng có nghĩa là các con chiên của Chúa (cách dùng trong tiếng Anh cổ). Từ "Merry" gieo vào lòng người niềm hân hoan, cảm giác ấm áp hạnh phúc vì nó gắn liền với dịp lễ Giáng sinh.
Một số người sử dụng từ "Happy" thay cho "Merry" để chúc nhau trong dịp Giáng sinh. Cụm từ "Happy Christmas" trở nên phổ biến trên toàn thế giới vào thế kỷ XIX khi nó được sử dụng bởi chính nữ hoàng Anh Elizabeth II.
Ý nghĩa ngôi sao Giáng sinh
Hình ảnh thường thấy nhất là một ngôi sao to lớn được treo ngay chỗ cao nhất của tháp chuông nhà thờ. Từ ngôi sao ấy, những vòng hoa giấy được căng ra bốn phía, hoặc kèm theo nhiều ngôi sao nhỏ khác, hay cũng có thể là vài chiếc đèn lồng kết hoa rất đẹp mắt.
Ngôi sao trong lễ Giáng sinh có ý nghĩa rất đặc biệt. Theo tương truyền, lúc Chúa Giê-su vừa chào đời thì cũng là lúc trên bầu trời xuất hiện một ngôi sao sáng nhất, rực rỡ nhất. Ánh sáng của ngôi sao ấy tỏa ra đến cả mấy trăm dặm.
Từ các vùng phía đông xa xôi nay thuộc lãnh thổ Iran và Syria, có 3 vị vua được mặc khải cứ lần theo ánh sáng ngôi sao ấy để tìm tới bái lạy vị vua của muôn loài. Và cuối cùng thì, dựa vào ánh sao, cả 3 đã đến được hang đá thành Bethelem nơi Thiên Chúa ra đời. Nhìn thấy Chúa Hài Đồng, 3 vị này quỳ trước mặt ngài và dâng lên ngài các phẩm vật trầm hương cùng vô số châu báu bạc vàng quý giá khác.
Ngôi sao trở thành biểu trưng rất có ý nghĩa trong mùa Giáng sinh và được treo ở vị trí trang trọng nhất trong các giáo đường, trên các cây thông Noel, … trong đêm Giáng sinh. Những người theo đạo tin rằng ánh sáng từ ngôi sao sẽ xóa tan bóng tối đêm đông lạnh giá, thắp lên một mùa xuân mới ấm áp và hạnh phúc cho muôn loài.
Thiệp Giáng sinh bắt nguồn từ đâu?
Sự ra đời của tấm thiệp Giáng sinh năm 1843 bởi bàn tay tài hoa của người họa sĩ J.Horsley. Ông nhận được lời nhờ thiết kế của người bạn thân là Sir Henry Cole.
Sau đó, tấm thiệp đầu tiên đã ra đời với 3 phần và được thiết kế hoàn toàn bằng tay. Phần ở giữa mô tả cảnh gia đình quây quần bên bữa tiệc Giáng sinh. Hai phần còn lại là hình ảnh trẻ em nghèo được ăn no, mặc ấm. Điểm đặc biệt của tấm thiệp là sự nổi bật của câu chúc “Merry Christmas and a Happy New Year to you”.
Với mẫu thiết kế đầu tiên, Henry Cole đã tiếp tục cho ra đời hơn 1000 tấm tiệp khác. Ngày nay vẫn còn khoảng 12 tấm đang nằm đâu đó trong các bộ sưu tập cá nhân hay ở các viện bảo tàng. Chúng hiện rất hiếm và có giá hàng nghìn bảng Anh.
Ý nghĩa của thiệp Giáng sinh trở nên nhân văn và được nhiều người yêu thích. Khi Chính phủ Anh thông qua đạo luật cho phép người dân gửi thư đến bất kỳ nơi nào trong nước với mức giá rẻ năm 1846, Thiệp Noel đã nhanh chóng bùng phát. Trong suốt 10 năm sau đó, thiệp Noel đã thịnh hành, ưa chuộng tại Anh.
Không lâu sau đó, thiệp Giáng sinh du nhập sang Đức. Đến năm 1875, những tấm thiệp chính thức được in ấn tại Mỹ và dần được sử dụng trên toàn Thế giới.
Gậy kẹo bắt nguồn từ quốc gia nào?
Kẹo gậy bắt nguồn từ tình yêu, sự chân kính của một người đàn ông Ấn Độ đối với Chúa Giê-su và sự mong muốn tìm được một biểu tượng nào đó để biểu đạt ý nghĩa của lễ Giáng sinh. Kẹo có hình chiếc gậy nếu lật ngược lại sẽ trở thành chữ "J" tượng trưng cho chữ cái đầu tiên trong tên của Chúa. Ngoài ra đây cũng là tượng trưng cho cây gậy của người chăn cừu vì Chúa Giê-su chính là người chăn dắt con người.
Linh Chi (T/h)