Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Những dấu hiệu của “bệnh” chán việc

(DS&PL) -

Không phải ai cũng nhận ra mình đang chán ghét hay hài lòng với công việc hiện tại. Bởi đơn giản có nhiều người chỉ cần có một công việc để làm, có thu nhập ổn định.

Không phải ai cũng nhận ra mình đang chán ghét hay hài lòng với công việc hiện tại. Bởi đơn giản có nhiều người chỉ cần có một công việc để làm, có thu nhập ổn định là đủ chứ không cần quan tâm đến việc mình có thật sự yêu thích công việc đó hay không.
Tuy nhiên nếu không nhận ra sớm dấu hiệu của chán ghét công việc thì sẽ có ngày bạn phải trả giá. Vậy những dấu hiệu của chán ghét công việc là gì, làm thế nào để nhận ra nó sớm nhất có thể để vượt qua nó. 
Tạo cớ trì hoãn công việc
Bạn không muốn cố gắng và hoàn thành công việc đúng như kế hoạch mà luôn đưa ra những lý do để trì hoãn cho dù bạn có đủ khả năng và thời gian để hoàn thành nó. Khi bị cấp trên la ó hay ép tiến độ bạn luôn tìm ra những lý do “trời ơi” để biện minh cho sự chậm trễ của mình mà không cần quan tâm xem lý do có chính đáng hay không. Nếu bạn đang là người như vậy, nghĩa là bạn đang có dấu hiệu của bệnh chán việc rồi đó. 
Luôn nhìn đồng hồ
Bạn đến công ty chỉ với mục đích cho có mặt chứ không hề có tinh thần làm việc và nhìn đồng hồ liên tục. Bạn cảm thấy sao thời lại trôi qua lâu như vậy, một ngày làm việc sao dài lê thê đến thế. Bạn liên tục quay đi quay lại, lướt wed, đọc báo, tám chuyện với đồng nghiệp… để giết thời gian. Bạn luôn trốn về sớm không lý do mặc có cả đống công việc chưa được giải quyết.
Không muốn giúp đỡ người khác
Khi có đồng nghiệp cần giúp đỡ trong công việc bạn tỏ ra khó chịu, không muốn giúp cho dù bạn dư sức để làm việc đó. Thời gian ở công ty bạn chỉ muốn dành cho những việc riêng tư hoặc ưu tiên những việc nhẹ nhàng của mình, không muốn giao lưu, hỗ trợ đồng nghiệp khi có yêu cầu hoặc nếu có giúp thì cũng chỉ là “sắn tay cho có” chứ không nhiệt tình.
Luôn chuẩn bị tinh thần sẵn sàng nhảy việc
Bạn luôn lên mạng săn việc và chuẩn bị sẵn những bộ hồ sơ cho công việc mới nếu cơ hội đến. Bạn vui vẻ khi nhận được những cuộc điện thoại hay email mời phỏng vấn việc làm. Bạn hy vọng mình sẽ tìm được công việc tốt hơn công việc hiện tại, mức lương sẽ cao hơn và cơ hội thăng tiến sẽ nhiều hơn, trong khi lại bỏ bê, không quan tâm tới công việc mình đang làm.
Tìm lý do trốn tránh
Khi được giao nhiệm vụ mới, hay phải tham gia làm việc nhóm bạn luôn tìm lý do trốn tránh không muốn tham gia, bạn cảm thấy không có cảm hứng với công việc, không muốn cống hiến công sức và năng lực của mình cho vị trí công việc hiện tại
Cảm thấy buồn tẻ  
Bạn không thấy hứng thú với công việc mình đang làm, mà trái lại luôn cảm thấy buồn tẻ và áp lực. Bạn không biết là mình làm công việc đó vì mục đích gì, nó sẽ mang lại cho bản thân mình những gì. Bạn làm việc như một cái máy mà không quan tâm đến cảm xúc của chính mình, chỉ cần biết cứ làm, hết giờ thì về. Chính thái độ làm việc như vậy khiến bạn cảm thấy buồn tẻ mà dần mất cảm hứng với công việc lúc nào không hay, hay đúng hơn đó là dấu hiệu cho thấy bạn bắt đầu thấy chán ghét công việc hiện tại của mình.
Nếu bạn có những dấu hiệu như trên hãy nghiêm túc nhìn nhận lại bản thân mình, đừng để mọi việc đi quá xa, khi bịtình trạng chán việc đè nặng bạn sẽ rất khó để vượt qua nó. Vì vậy, để không rơi vào tình trạng này, hãy luôn tìm cách đổi mới bản thân và công việc để luôn có hứng thú với công việc bạn nhé. 
Nguồn : Việc làm tại Nam Định - Website tìm việc làm Careerlink.vn !

Tin nổi bật