1. Đại dịch hạch Justinianic Plague
Justinianic Plague hay Plague of Justinian là đại dịch kinh hoàng diễn ra từ năm 541-542 sau Công nguyên (SCN) tại Đế quốc La Mã phương Đông (Đế quốc Byzantin), đặc biệt là ở Thủ đô Constantinople. Đây là một trong những dịch bệnh gây nhiễm khuẩn kinh hoàng nhất, lớn nhất trong lịch sử loài người, nhất là châu Á, Bắc Mỹ, Ảrập và châu Âu.
Cho đến nay, các nhà nghiên cứu lịch sử chưa thống kê chính xác số người thiệt mạng nhưng theo số liệu còn ghi thì có tới 40\% số dân của Costanlinople bị thiệt mạng, trung bình mỗi ngày có 5.000 người chết, số người bị dịch hạch Justinianic Plague cướp đi mạng sống bằng 1/4 số người ở miền Đông Địa Trung Hải. Vào giai đoạn đỉnh điểm, mỗi ngày dịch Justinianic Plague giết hại khoảng 10.000 người trong khi đó không ai biết nguyên nhân gây bệnh là gì.
Dịch bệnh Justinianic Plague tiếp tục tồn tại sau 2 thế kỷ nữa mà người ta ước tính khoảng 25 triệu người bị chết.
2. Cái chết Đen (Dịch hạch)
Đại dịch Cái chết Đen xảy ra ở châu Á và châu Âu trong thế kỷ 14 và đỉnh điểm của dịch bệnh là ở châu Âu từ năm 1348 đến 1350. Cái chết Đen được coi là một trong những đại dịch chết chóc nhất trong lịch sử nhân loại. Ước tính, nạn dịch này đã giết chết từ 30 đến 60\% dân số của châu Âu. Tổng cộng, khoảng 75 triệu người chết vì đại dịch này, trong đó khoảng từ 25 đến 50 triệu là dân số châu Âu.
Địa điểm bùng phát của dịch bệnh này được cho là ở Trung Á. Sau đó, căn bệnh này nhiều khả năng thông qua loài chuột trên các tàu buôn và lan đến bán đảo Krym vào năm 1346 rồi xâm nhập vào vùng Địa Trung Hải và châu Âu. Ước tính, châu Âu đã phải mất tới 150 năm để phục hồi dân số như trước thời gian đại dịch. Dịch hạch còn nhiều lần bùng phát trở lại tại khu vực này và chỉ biến mất vào thế kỷ 19.
Theo quan điểm truyền thống, nguyên nhân của sự bùng phát bệnh dịch hạch gây ra bởi vi khuẩn Yersinia pestis.
3. Dịch cúm Tây Ban Nha (1918-1919)
Dịch cúm năm 1918 do một loại vi rút cúm mới, dòng vi rút cúm gia cầm H1N1 gây ra, đã cướp đi sinh mạng của hàng chục triệu người. Các nhà khoa học nghi ngờ rằng, dịch bệnh này lây từ chim sang người ở vùng Trung Tây nước Mỹ. Sau này, nó được gọi là dịch cúm Tây Ban Nha sau khi làm chết 8 triệu người ở đây. Chỉ trong khoảng hai năm 1918 - 1919, cúm Tây Ban Nha cướp đi sinh mạng khoảng 40 - 50 triệu người. Theo ước lượng gần đây, con số này có thể lên đến khoảng 50 - 100 triệu người.
4. Dịch bệnh bại liệt 1916
5 năm trước khi Franklin Delano Roosevelt được chẩn đoán mắc bệnh bại liệt, căn bệnh này đã ảnh hưởng đến hàng nghìn người ở Mỹ, khiến khoảng 6 nghìn người thiệt mạng. Trong khoảng thời gian dịch bệnh bùng phát năm 1916, 9 nghìn trường hợp bị bại liệt được ghi nhận tại thành phố New York. Năm 1916, 25\% nạn nhân mắc bệnh bại liệt tử vong và đến năm 2010, con số này giảm xuống 5\%. “Đó là nhờ vào một loại vacxin mà tiến sĩ Jonas Salk chế tạo ra vào những năm 1950”, tờ TIME cho biết.
5. Dịch tả
Bệnh tả xuất hiện tại châu Á khoảng 600 năm trước Công nguyên, ghi nhận lần đầu tiên trong y học vào năm 1563 tại Ấn Độ. Dịch tả là một bệnh nhiễm trùng đường ruột do vi trùng Vibrio cholerae gây ra. Độc tố của vi trùng này gây tiêu chảy nặng kèm theo mất nước và có thể dẫn đến tử vong trong một số trường hợp. Có 7 trận đại dịch đã xảy ra trong 200 năm.
Năm 1832, gần 40.000 người dân Paris chết, nạn nhân có cả tể tướng. Dịch tả tấn công nước Anh vào năm 1848 -1849 đã làm 70.000 người chết. Đại dịch năm 1854 đã cướp đi sinh mạng 1/8 dân số thành phố London (Anh).
Sang thời cận đại, riêng tại Bắc Kỳ thời Pháp thuộc năm 1937 dịch tả giết 75.000 người. Dịch tả vào Peru vào năm 1991, lan truyền sang Ecuador, Colombia, Mexico và Nicaragua. Kết quả, hơn 12.000 người chết.
6. Bệnh đậu mùa
Đậu mùa là căn bệnh truyền nhiễm của riêng loài người, gây ra bởi hai dạng virus Variola major và Variola minor. Đậu mùa xuất hiện vào khoảng 10.000 năm trước Công nguyên. Đậu mùa gây bệnh trong các mạch máu nhỏ ở da, miệng và cổ họng. Ở vùng da, bệnh gây ra những vết ban nổi sần đỏ đặc trưng, sau đó da bị phồng giộp những vết sần chứa nước. Virus V major độc hại hơn, gây tử vong trong số 30-35\% bệnh nhân.
Căn bệnh này đã giết chết khoảng 400.000 người dân châu Âu mỗi năm trong những năm cuối thế kỷ 18. Bệnh này là nguyên nhân của 1/3 trường hợp bị mù. Khoảng 20-60\% số những người nhiễm bệnh, trong đó có khoảng hơn 80\% là trẻ em, bị tử vong.
7. Sốt vàng
Trong thế kỷ 18, sốt vàng lan tràn tại Ý, Pháp, Tây Ban Nha và Anh quốc. Vào thế kỷ 19, khoảng 300.000 người Tây Ban Nha chết vì sốt vàng. Vào thế kỷ 19, khoảng 300.000 người Tây Ban Nha chết vì sốt vàng. Trong thời kỳ cách mạng Haiti năm 1802, gần nửa đội quân Pháp bị sốt vàng chết. Sốt vàng tiếp tục gây tử vong khắp nơi cho đến thế kỷ 20 khi khoa học khám phá ra bệnh lây do muỗi đốt và nghiên cứu được phương cách phòng chống bằng vacxin.