Thận là cơ quan thực hiện nhiều chức năng của cơ thể. Quan trọng nhất, thận lọc các chất thải và các tạp chất khác trong máu. Những chất thải này được lưu trữ trong bàng quang và sau đó được thải ra ngoài qua nước tiểu.
Ngoài ra, thận còn giúp điều chỉnh nồng độ pH, muối và kali trong cơ thể. Chúng cũng sản xuất hormone điều hòa huyết áp và kiểm soát việc sản xuất hồng cầu.
Thông qua việc giữ cho thận khỏe mạnh, cơ thể sẽ lọc và thải chất thải đúng cách, đồng thời sản xuất hormone để giúp cơ thể hoạt động bình thường.
Dưới đây là một số cách giúp thận khỏe mạnh:
Nước không chỉ đóng vai trò quan trọng với cơ thể mà còn cần thiết để thận làm việc hiệu quả và khỏe mạnh nên uống đủ nước rất cần thiết.
Nước không chỉ đóng vai trò quan trọng với cơ thể mà còn cần thiết để thận làm việc hiệu quả và khỏe mạnh nên uống đủ nước rất cần thiết. Uống quá nhiều nước khiến thận phải làm việc quá tải, uống ít nước khiến các độc tố dễ tích tụ. Tùy thể trạng, giới tính, cường độ vận động, mỗi người có thể uống lượng nước khác nhau, trong đó người trưởng thành cần khoảng 1,5-2 lít nước. Có thể bổ sung bằng nhiều hình thức như nước uống, nước ép trái cây, các món ăn nhiều nước.
Tình trạng huyết áp cao có thể dẫn đến tổn thương thận cùng với các tình trạng sức khỏe khác như tiểu đường, bệnh tim mạch hoặc cholesterol cao. Huyết áp cao sẽ làm hẹp lòng mạch máu khiến quá trình lọc máu trở nên khó khăn hơn, điều này làm các chất thải bị ứ đọng trong máu và theo thời gian sẽ gây hại cho thận.
Tập thể dục thường xuyên không chỉ tốt cho vòng eo của bạn, mà còn làm giảm nguy cơ mắc bệnh thận mãn tính, giảm huyết áp cao và tăng cường sức khỏe tim mạch.
Thói quen ăn mặn là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến cao huyết áp - tác nhân chủ yếu gây ra bệnh suy thận mạn. Ăn nhiều muối còn là tác nhân hàng đầu hình thành sỏi thận. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), lượng muối một người trưởng thành tiêu thụ chỉ nên dưới 5 g một ngày. Tuy nhiên, người bệnh thận nên cắt giảm còn dưới 2 g muối một ngày.
Người bị bệnh tiểu đường hoặc có nguy cơ mắc tiểu đường là đối tượng dễ bị tổn thương thận. Khi các tế bào không thể sử dụng hết lượng đường trong máu, thận buộc phải làm việc nhiều hơn để lọc máu và nếu tình trạng này kéo dài sẽ dẫn đến suy thận. Vì vậy, cần phải kiểm soát lượng đường huyết kết hợp khám bệnh định kì để phát hiện sớm, giảm bớt hoặc ngăn ngừa tổn thương cho thận.
Người thừa cân, béo phì là một trong những nhóm có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, cao huyết áp, xơ vữa mạch máu cao nhất.
Người thừa cân, béo phì là một trong những nhóm có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, cao huyết áp, xơ vữa mạch máu cao nhất. Các vấn đề sức khỏe này đều ảnh hưởng xấu đến chức năng thận, nguy cơ dẫn tới suy thận mạn tính. Do đó, cần thường xuyên theo dõi chỉ số khối cơ thể (BMI) để duy trì ở mức 18,5-24,9. Người có BMI vượt qua ngưỡng này đồng nghĩa thừa cân, béo phì, cần áp dụng chế độ ăn uống tiết chế khoa học, kết hợp tập thể dục đều đặn.
Không thể phủ nhận tầm quan trọng của việc uống đủ nước đối với sức khỏe của thận. Uống đủ lượng nước sẽ giúp loại bỏ natri, ure và các chất độc khác ra khỏi cơ thể.
Do đó, để duy trì sức khỏe của thận, mỗi ngày bạn nên uống từ 2-2,5 lít nước. Người từng bị sỏi thận nên uống nhiều nước hơn một chút để làm giảm nguy cơ hình thành sỏi. Khi uống nước cần lưu ý uống từng ngụm nhỏ, nên uống nước ấm nhằm tăng nhu động ruột, hỗ trợ hệ tiêu hóa và tuần hoàn máu.
Ngoài tác dụng chữa bệnh, các loại thuốc tiềm ẩn những tác dụng phụ nhất định. Một số loại thuốc như thuốc kháng sinh, giảm đau, kháng viêm có thể ảnh hưởng đến chức năng thận nếu dùng thường xuyên, không theo kê đơn. Không tự ý mua và sử dụng các thực phẩm chức năng không rõ thành phần và nguồn gốc, các loại nước lá cây không rõ công dụng mà chưa tham khảo bác sĩ.
Hút thuốc lá, lạm dụng rượu bia gây hại cho thận theo nhiều cách khác nhau. Những thói quen này khiến thận phải làm việc quá tải, làm tăng nguy cơ ung thư thận, tổn thương hệ thống mạch máu thận, giảm lượng máu tới thận, gây rối loạn điện giải trong cơ thể... Đây đều là những tác nhân gây hại cho thận.