Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Nhiều nam giới mắc phải tình trạng nước tiểu trắng đục, để lâu đông đặc, nguyên nhân do đâu?

  • Thùy Dung
(DS&PL) -

Chỉ trong vòng 1 tuần qua, Bệnh viện E (Hà Nội) đã tiếp nhận 2 trường hợp bệnh nhân là nam giới, mắc bệnh tiểu ra dưỡng chấp.

Vietnamnet dẫn lời Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Đình Liên, Trưởng khoa Phẫu thuật Thận tiết niệu và Nam học - Bệnh viện E (Hà Nội) cho biết, hai bệnh nhân nhập viện trong tình trạng khỏe suy kiệt, mệt mỏi, người sút cân, tiểu tiện nước trắng đục, để một lúc sẽ đông đặc.

Được biết, trước đó, họ đã thấy hiện tượng như vậy nhưng khám ở cơ sở tuyến dưới hoặc phòng khám tư nhân đều được chẩn đoán viêm tiết niệu. Bệnh nhân điều trị không đỡ, nước tiểu ngày càng đặc, cơ thể suy kiệt, gầy yếu.

Hình ảnh nước tiểu của bệnh nhân bị tiểu dưỡng chấp. Ảnh: Vietnamnet

Theo bác sĩ Liên, các bác sĩ chẩn đoán người bệnh mắc chứng tiểu dưỡng chấp. Đây là bệnh do giun chỉ hoặc chấn thương vùng thận. Bác sĩ sẽ tiến hành nội soi bóc bạch mạch. Sau mổ, bệnh nhân được theo dõi sát sao. Nước tiểu trong trở lại, ăn uống tốt hơn, tăng cân. Sau 1 tuần đến 10 ngày, các bệnh nhân có thể ra viện.

Bệnh tiểu ra dưỡng chấp là gì?

Tiểu ra dưỡng chấp là sự xuất hiện dưỡng chấp trong nước tiểu của người bệnh. Bệnh xuất hiện do có đường rò giữa hệ thống bạch huyết và hệ thống thận, tiết niệu.

Dưỡng chấp là một chất chỉ có trong hệ thống bạch huyết của cơ thể. Thành phần của nó gồm: lipid, (trong đó triglycerid 92%, phospho-lipid 7%, vết cholesterol tự do 1%).

‎‎Bệnh diễn ra từng đợt xen kẽ và kéo dài nhiều năm, thậm chí có người 30 năm sau, khi nặng mới đi viện khám và điều trị.

Nguyên nhân gây bệnh 

Bệnh do nhiều nguyên nhân khác nhau:

‎- Nguyên nhân gây bệnh đái dưỡng chấp chủ yếu là do giun chỉ.

- Ngoài ra còn có thể do di chứng sau chấn thương thận.

- Do có hạch hoặc u vùng trung thất chèn ép vào ống bạch mạch ngực, u sau phúc mạc,

- Do di chứng sau viêm lao - giang mai.

Giun chỉ là loại ký sinh trùng sống trong hệ thống bạch huyết của cơ thể. Giun cái đẻ trứng rồi nở thành ấu trùng giun chỉ, ấu trùng giun chỉ sẽ qua ống bạch mạch ngực rồi vào máu.

Vật trung gian truyền bệnh đái dưỡng chấp là muỗi: Muỗi hút máu người có ấu trùng giun chỉ. Sau 21 ngày ấu trùng sẽ phát triển và có khả năng gây bệnh cho con người. Khi đó muỗi mang ấu trùng giun chỉ đốt người bình thường và truyền bệnh giun chỉ sang cho người lành đó.

Ấu trùng cư trú trong hệ thống bạch huyết, cứ 3 tháng sau trưởng thành lại đẻ trứng và tiếp tục chu kỳ truyền bệnh trên.

Với tình trạng nước tiểu đục hơn bình thường cần đến cơ sở y tế để khám. Ảnh minh họa

Biểu hiện của bệnh đái dưỡng chấp 

‎‎Người bệnh đái dưỡng chấp biểu hiện tổn thương trong cơ thể qua 2 giai đoạn:

‎- Kịch phát (giun chỉ đang phát triển): Khi đó xác giun chỉ, trứng, ấu trùng... làm tắc các ống bạch mạch. Chính điều này gây tăng áp lực thẩm thấu hoặc rạn vỡ tạo ra đường rò từ hệ thống bạch mạch vào đài bể thận và niệu quản.

‎‎- Giai đoạn hết giun: Các đường rò lưu thông bạch huyết, tiết niệu vĩnh viễn và với đặc điểm là viêm xơ mạn tính. Chính vì vậy bệnh đái dưỡng chấp là một biến chứng xa của bệnh giun chỉ.

Đái dưỡng chấp có các biểu hiện lâm sàng điển hình: 

‎Đái dưỡng chấp đơn thuần

- Nước tiểu của bệnh nhân có màu trắng đục như sữa hoặc nước vo gạo.

- Để lâu nước tiểu của bệnh nhân có thể sánh lại như nước cơm. Phía trên nổi lên có váng mỡ hoặc đặc lại như thạch.

Hiện tượng này xảy ra từng đợt nhưng không liên tục với từng bệnh nhân. Có khi hết hẳn trong thời gian dài. Hiện tượng này thường xuất hiện rõ nhất sau khi bệnh nhân có những bữa ăn nhiều sữa, trứng, thịt... hoặc sau mỗi đợt bệnh nhân lao động vất vả và thời tiết nóng nực, oi bức.

‎‎Đái máu - dưỡng chấp

‎Thể nhẹ: Nước tiểu của bệnh nhân có màu đỏ nhạt như nước rửa thịt. Có thể có óng ánh của váng mỡ lẫn vào.

Thể nặng: Nước tiểu  của người bệnh vẫn đục và sánh nhưng có màu đỏ sẫm. ‎Bệnh nhân lúc này có thể bị phù chân voi, tràn dịch dưỡng chấp màng tinh hoàn, viêm mào tinh hoàn dương vật... Kèm theo người bệnh có thể đau hông lưng phía bên thận bị bệnh, Bệnh nhân có thể tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu khó, gầy sút cân... dần dần cơ thể bị suy kiệt và chết do xơ gan, lao phổi, suy dinh dưỡng..., thông tin từ Sức khỏe & Đời sống.

Thùy Dung (T/h)

Tin nổi bật