Sáng 3/9, 26.014 thí sinh của 27 tỉnh, thành chưa thể thi đợt 1 do ảnh hưởng của dịch COVID-19 bước vào kỳ thi tốt nghiệp THPT đợt 2 với môn Ngữ văn. Chiều nay, thí sinh các thí sinh sẽ làm bài thi môn Toán theo hình thức trắc nghiệm.
Cô Trịnh Thu Tuyết, giáo viên Ngữ văn của Hệ thống giáo dục Hocmai nhận định về đề thi môn Ngữ văn tốt nghiệp THPT 2020 đợt 2. |
Sáng nay (3/9), 26.014 thí sinh của 27 tỉnh, thành chưa thể thi đợt 1 do ảnh hưởng của dịch Covid-19 bước vào kỳ thi tốt nghiệp THPT đợt 2 với môn Ngữ văn. Chiều nay, thí sinh làm bài môn Toán theo hình thức trắc nghiệm.
Nhận định về đề thi Ngữ văn tốt nghiệp THPT 2020 đợt 2, cô Trịnh Thu Tuyết, giáo viên Ngữ văn của một hệ thống giáo dục cho biết, đề thi bám sát cấu trúc, mức độ, tính chất các câu hỏi như đề thi tham khảo lần 2 do bộ GD&ĐT công bố.
Theo cô Tuyết, từ ngữ liệu cho đến yêu cầu của các câu lệnh trong các phần Đọc hiểu, Nghị luận xã hội và Nghị luận văn học đều tương đương với đề thi chính thức thi tốt nghiệp THPT đợt 1 – đây cũng là yếu tố giúp tạo nên tâm thế tương đối tích cực, đảm bảo cho các thí sinh thi đơt 2 có được cảm giác an tâm khi phải tham gia kì thi quan trọng nhất trong 12 năm học phổ thông trong điều kiện khá đặc biệt.
Ngữ liệu vẫn là trích đoạn của một văn bản mang phong cách ngôn ngữ chính luận cùng dung lượng tương đương với ngữ liệu được sử dụng trong đề thi đợt 1.
"Nội dung cùng hướng tới những vấn đề của tư tưởng, đạo lí, nếu đợt 1 gợi ra suy nghĩ về thái độ trân trọng với cuộc sống hàng ngày thì đợt 2 chính là gửi gắm thông điệp về vai trò quan trọng của niềm tin trong cuộc sống", cô Tuyết nói.
Bốn câu hỏi đọc hiểu đã lần lượt đặt ra yêu cầu theo các mức độ của Nhận biết (câu 1và 2), nhận biết kết hợp thông hiểu (câu 3), vận dụng và vận dụng cao (câu 4). Đó là các mức độ phù hợp với quá trình nhận thức của học trò, bám sát cấu trúc đề thi tham khảo và cũng là các kĩ năng mà học sinh đã được ôn luyện trong suốt năm học lớp 12.
Câu nghị luận xã hội vẫn yêu cầu học sinh nghị luận về một khía cạnh của vấn đề rút ra từ phần Đọc hiểu đó là “sự cần thiết phải có niềm tin vào cuộc sống” – vấn đề “niềm tin” và khía cạnh bàn luận “sự cần thiết phải có niềm tin” hoàn toàn không xa lạ với học tr.
Bài nghị luận văn học đặt ra yêu cầu “phân tích khung cảnh hùng tráng của Việt Bắc trong kháng chiến” trong 22 câu thơ của phần cuối đoạn trích “Việt Bắc” – hầu như không có sự thay đổi gì về dung lượng, cảm hứng, thể loại… của ngữ liệu so với câu nghị luận văn học của đề thi đợt 1. Cảm hứng về đất nước, dân tộc, cách mạng… rất phù hợp với cả 2 đợt thi của năm 2020 – một năm chẵn cho những ngày kỉ niệm lớn liên quan tới những sự kiện trọng đại của dân tộc.
Nhìn chung, đề thi Ngữ văn trong kì thi tốt nghiệp THPT 2020 đợt 2 vẫn đảm bảo đúng các yêu cầu về nội dung, hình thức của một đề thi tốt nghiệp THPT.
Theo lịch của bộ GD&ĐT, kỳ thi tốt nghiệp THPT đợt 2 sẽ diễn ra từ ngày 3-4/9. Các thí sinh sẽ dự thi tại 11 Hội đồng thi của các tỉnh/thành gồm: Đà Nẵng, Quảng Nam, Đắk Lắk, Quảng Ngãi, Lạng Sơn, Quảng Trị, Thái Bình, Hòa Bình, Bắc Giang, Thừa Thiên Huế, Hà Nội. Trong đó một số địa phương hội đồng thi chỉ có 1 thí sinh tham dự đã gửi nhờ ở hội đồng khác như Nam Định, Hải Phòng... Thí sinh dự thi vẫn có 5 bài thi gồm: Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ, Khoa học Tự nhiên, Khoa học Xã hội. Đề thi do bộ GD&ĐT xây dựng, đảm bảo độ khó dễ tương đương với đề đợt 1. Trong sáng 3/9, các thí sinh làm bài thi môn Ngữ văn, buổi chiều thi môn Toán. Ngày 4/9, thí sinh sẽ dự thi bài thi Khoa học tự nhiên hoặc Khoa học xã hội vào buổi sáng, buổi chiều thi môn Ngoại ngữ. Ngày 5/9, là buổi thi dự phòng. Việc tổ chức thi, bộ GD&ĐT yêu cầu các hội đồng thi phải đảm bảo 2 nguyên tắc: An toàn sức khỏe cho tất cả thí sinh, cán bộ, giáo viên tham gia làm thi, phụ huynh học sinh; an toàn an ninh, nghiêm túc, khách quan, đúng quy chế thi. Theo bộ GD&ĐT, việc tổ chức chấm thi đợt 2 được bộ GD&ĐT yêu cầu các hội đồng hoàn thành chậm nhất vào ngày 14/9 và ngày 16/9 công bố kết quả thi. |
Thủy Tiên