Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Nhà thuốc Nhật Quang thừa nhận bán thuốc xách tay

(DS&PL) -

(ĐSPL) – Bán thuốc hết hạn visa và thuốc mà dược sĩ hành nghề 30 năm cũng “chưa từng thấy”, nhà thuốc Nhật Quang cho hay đó là vì lỗi nhân viên bán thuốc xách tay (?!)

(ĐSPL) – Bán thuốc hết hạn visa và thuốc mà dược sĩ hành nghề 30 năm cũng “chưa từng thấy”, nhà thuốc Nhật Quang cho hay đó là vì lỗi nhân viên bán thuốc xách tay (?!)

Liên quan tới vụ việc nhà thuốc Nhật Quang (đc 53 Văn Miếu, Đống Đa, HN) bán các loại thuốc không rõ nguồn gốc được đăng tải trong bài điều tra “Đột nhập lò thuốc tây nghi bán thuốc “dởm” giữa Hà thành” gây bức xúc dư luận, báo Đời sống & Pháp luật đã nhận được phản hồi từ phía nhà thuốc này vào ngày 26/1.

Theo đó, Dược sĩ Dương Nhật Quang (chủ nhà thuốc Nhật Quang) cho hay: “Vào ngày 22/12/2014, có một chị khách quen mang 02 vỉ thuốc từ Pháp về do chị ấy không dùng hết nên gửi nhân viên nhà thuốc bán hộ. Lỗi do tôi không quản lý sát sao nên nhân viên đã nhận và bán cho khách (là PV). Sự việc đã rõ và tôi đã tìm hiểu 2 loại thuốc đó được lưu hành tại Pháp”.

Phản hồi của chủ nhà thuốc Nhật Quang

Như vậy, nhà thuốc Nhật Quang thừa nhận bán loại thuốc gắn mác “xách tay” được khách quen mang từ Pháp về do dùng không hết nên nhờ nhân viên bán cho khách hàng. Tuy nhiên, lời giải thích này có đúng sự thực hay chỉ là một cách “chống chế”?

Được biết, sau khi báo Đời Sống & Pháp Luật có bài điều tra. Sở Y tế Hà Nội đã tiến hành thanh tra nhà thuốc Nhật Quang.  Tại thời điểm kiểm tra, thanh tra phát hiện nhà thuốc chưa xuất trình được hóa đơn, chứng từ của một số mặt hàng thuốc. Sổ sách không ghi chép đầy đủ hoạt động xuất, nhập thuốc theo qui định.

Quay trở lại với việc điều tra hành vi bán thuốc không nguồn gốc này, PV báo Đời sống & Pháp luật đã nhận được phản ánh của bạn đọc từng là nhân viên của nhà thuốc này cho hay, suốt thời gian làm tại nhà thuốc, nhân viên này nhận ra nhiều dấu hiệu bất minh như bán nhiều loại thuốc không hóa đơn, chứng từ, thuốc “lạ” mà các nhà thuốc khác không bán. Khi nhân viên thắc mắc thì chủ nhà thuốc cho biết đó là hàng “xách tay”(?!)

Không những thế nhân viên này pháy hiện tại nhà thuốc có cánh cửa bí mật thông với phòng vệ sinh là nơi cất chứa những loại thuốc “gian”. Cánh cửa này luôn được đóng chặt để tránh lực lượng chức năng, chỉ khi có người bệnh đến mua thì cửa mới được mở ra.

Nhân viên này cũng chỉ đích danh tên một số loại thuốc “lạ” mà nhà thuốc bày bán như: Rodogyl (màu trắng), Nexium 200mg, 40mg; Zinnat 500mg, Glucosamin,Tindol …

Số thuốc của nhà thuốc Nhật Quang bán cho PV.

Biệt dược Rodogyl loại màu trắng do nhà thuốc Nhật Quang bán với giá gần 130 ngàn đồng/vỉ. Nhiều dược sĩ cho biết chưa nhìn thấy loại này bao giờ. Loại màu hồng là Rodogyl của Pháp đã hết visa từ lâu. 

Để chứng thực phản ánh của độc giả, trong vai người bệnh, PV đến nhà thuốc Nhật Quang hỏi mua 3 trong số hàng chục loại thuốc nghi “dởm” là Rodogyl, Augmetin 625mg, Augmetin 1000mg. Khi PV hỏi mua thì được 1 người đàn ông xưng là chủ nhà thuốc cùng 2 nhân viên (1 nam, 1 nữ) hướng dẫn tận tình.

Sau đó, đúng như độc giả cho hay, nhân viên nhà thuốc này đã mở cửa “mật” thông với phòng vệ sinh rồi lấy 3 loại thuốc trên mang tới. Theo những nhân viên ở đây, đây là thuốc Rodogyl ngoại (kháng sinh răng) có nguồn gốc từ Pháp bán với giá gần 130 ngàn đồng/vỉ/10 viên. Loại Augmetin BID 1000mg va Augmetin BID 625mg có giá gần 15 ngàn đồng/viên. Tổng cộng chỉ với 14 viên thuốc hết 200 ngàn đồng.

Sau khi báo giá và cho PV xem thuốc, nhân viên cửa hàng thuốc Nhật Quang cũng không quên "quảng cáo" rằng 3 loại thuốc này đều là kháng sinh có tác dụng tốt trong điều trị dạ dày, thận, đau răng…

Điểm đặc biệt là đúng như phản ánh, khi PV tìm tới các nhà thuốc khác để hỏi về 3 loại thuốc trên, các dược sĩ, nhà thuốc đều xác nhận đây là loại thuốc “lạ” chưa nhìn thấy bao giờ hoặc nếu có cũng là thuốc hết visa.

Nhà thuốc Nhật Quang.

Như vậy, có thể thấy phản ánh của độc giả là hoàn toàn đúng sự thực và lời giải thích “có một chị khách quen mang 02 vỉ thuốc từ Pháp về do chị ấy không dùng hết nên gửi nhân viên nhà thuốc bán hộ” liệu có đúng sự thật?

Bởi tại thời điểm PV điều tra, nhà thuốc này có 3 người, trong đó có 2 nhân viên, người còn lại xưng danh chủ nhà thuốc là ai? Việc nói nhân viên bán thuốc xách tay cho PV, có thật chủ nhà thuốc không hay biết?

Không chỉ có vậy, điều đáng nói ở đây không phải là nhà thuốc Nhật Quang có bán thuốc xách tay hay không mà chính là nguồn gốc của những loại thuốc này hoàn toàn không được kiểm chứng.

Liệu vị khách quen kia đã bao nhiêu lần gửi thuốc cho các nhân viên tại đây tiêu thụ, bán cho người bệnh? Loại thuốc kia có được lưu hành tại Việt Nam? Người tiêu dùng sau khi sự dụng loại thuốc đó bị ảnh hưởng thì ai sẽ là người phải chịu trách nhiệm?

Câu hỏi đặt ra cho ngành chức năng là còn bao nhiêu vụ việc như trên tiếp diễn? Phải chăng sinh mạng của người dân đang bị coi thường?

Thiết nghĩ cơ quan chức năng cần phải vào cuộc điều tra làm rõ, tiến hành xử lý nghiêm tới hành vi vi phạm quyền tiêu dùng, vì lợi nhuận bất chấp y đức của những dược sĩ, nhà thuốc như Nhật Quang để tránh tiền lệ xấu.

Điều 155, Bộ luật hình sự năm 1999 quy định về tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm :
“1.  Người nào sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán  hàng hoá mà Nhà nước cấm kinh doanh có số lượng lớn, thu lợi bất chính lớn  hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi quy định tại Điều này hoặc tại các điều 153, 154, 156, 157, 158, 159 và 161 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, nếu không thuộc trường hợp quy định tại  các Điều  193, 194, 195, 196, 230, 232, 233, 236  và 238 của Bộ luật này, thì  bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng hoặc phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.
2.  Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:
a) Có tổ chức;
b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
c) Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
d) Có tính chất chuyên nghiệp;
đ) Hàng phạm pháp có số lượng rất lớn hoặc thu lợi bất chính rất lớn;
e) Tái phạm nguy hiểm.
3.  Phạm tội trong trường hợp hàng phạm pháp có số lượng đặc biệt lớn  hoặc thu lợi bất chính  đặc biệt lớn, thì bị phạt tù từ  tám năm đến mười lăm năm.
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ ba triệu đồng đến ba mươi triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.”

Tin nổi bật