Qua điều tra, bệnh suy thận đã trở thành một trong những căn bệnh chủ yếu đe dọa đến sức khỏe cộng đồng trên toàn thế giới. Tỉ lệ mắc bệnh cao hơn so với một số bệnh ung thư thường gặp.
Thận là cơ quan nội tạng chịu trách nhiệm lọc máu giúp đào thải chất độc cho cơ thể, cân bằng chất dinh dưỡng trong máu và sản sinh ra hồng cầu. Nếu thận phải làm việc quá sức sẽ khiến chức năng của thận bị suy giảm, từ đó dẫn đến suy thận.
Bệnh suy thận là gì?
Suy thận là một căn bệnh diễn biến âm thầm trong một khoảng thời gian dài. Trong một số trường hợp có thể phát hiện bệnh kịp thời có cách chữa bệnh sớm, ngăn ngừa suy thận diễn biến xấu hơn tới mức cần phải chạy thận hoặc ghép thận mới có thể sống được. Suy thận được chia làm hai loại là suy thận cấp tính và suy thận mãn tính. Muốn phòng tránh hoặc chữa bệnh suy thận có hiệu quả, trước tiên người bệnh cần biết căn nguyên gây bệnh thì mới chữa bệnh có hiệu quả.
Những nguyên nhân gây suy thận:
Chỉ chú trọng bổ thận, xem nhẹ sức khỏe của quả thận. Bổ thận là quan niệm dưỡng sinh mà nhiều người đang rất quan tâm hiện nay. Không ít người cho rằng, bổ thận chính là bồi bổ cho quả thận. Đây là cách nghĩ sai lệch.
Bác sĩ Sử Vĩ – Trưởng khoa thận Bệnh viện nhân dân Quảng Đông, Trung Quốc nói "Thận" trong Đông y nói tới là một khái niệm về chức năng học, bao gồm chức năng tổng hợp của hệ thống sinh lý, nội tiết và bài tiết.
Còn trong Tây y, nói thận tức là hai quả thận thực sự nằm ở hố thắt lưng trong khoang bụng. Thận đảm nhận vai trò loại bỏ độc tố, chất cặn bã và nước dư thừa trong cơ thể. Ngoài ra, nó còn hỗ trợ cơ thể kiểm soát huyết áp, điều tiết nồng độ chất điện giải, sản sinh ra hồng cầu. Một khi chức năng thận bị tổn thương, hầu hết đều "hết thuốc chữa".
Ăn nhiều thực phẩm giàu chất đạm. Protein là chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Chú trọng hấp thụ protein là việc nên làm. Nhưng điều này không có nghĩa "Ăn càng nhiều thực phẩm giàu đạm càng tốt".
Những người khỏe mạnh thông qua cân bằng ăn uống đã có thể bổ sung đủ nhu cầu protein hằng ngày. Nhưng hiện nay do tính chất công việc nên nhiều người phải thường xuyên tham gia các bữa tiệc dẫn đến việc hấp thụ lượng protein vượt quá mức cho phép.
Bác sĩ Sử Vĩ cho biết: "Hấp thụ nhiều protein trong thời gian dài sẽ gia tăng gánh nặng cho thận. Thậm chí khiến thận luôn trong tình trạng "quá tải". Đối với trường hợp chức năng thận đã bị tổn thương việc hấp thụ protein càng phải kiểm soát nghiêm ngặt. Nên xin tư vấn của các bác sĩ chuyên khoa và điều chỉnh chế độ ăn uống dưới sự hướng dẫn của bác sĩ dinh dưỡng.
Chuyên gia cảnh báo: Protein không chỉ có ở trứng gà, sữa bò mà trong các loại thịt, hải sản và các loại đậu cũng chứa hàm lượng protein khá cao. Nếu như bạn là tín đồ của các thực phẩm giàu protein hoặc cuồng bổ sung thực phẩm chức năng có protein cao hãy cẩn thận đừng tạo thêm gánh nặng cho thận.
Thường xuyên uống canh hầm có chứa nhiều chất Purine. Trong canh hầm thường có nhiều thịt, khi hầm trong thời gian dài một lượng lớn Purine sẽ được tiết ra. Nếu thường xuyên uống canh có hàm lượng purine cao sẽ khiến Acid urie tích tụ trong máu. Khi hàm lượng Acid urie tăng cao dễ dẫn đến đột quỵ và khiến thận suy.
Ngoài ra còn một thói quen ăn uống "Hại thận" khác đó là ăn hải sản kèm uống bia. Một số thành phần có trong hải sản dưới tác dụng của bia sẽ làm tăng hàm lượng Acid urie trong máu dẫn đến đột quỵ hoặc suy thận.
Thường xuyên nhịn tiểu, uống không đủ nước. Do công việc bận rộn nên nhiều người thường xuyên nhịn tiểu. Nếu kìm nén việc này quá lâu dễ làm tăng áp lực bàng quang, phản xạ áp lực bàng quang bị xáo trộn, dồn ép chức năng tiểu tiện xuống thấp hoặc gây ra tình trạng trào ngược bàng quang niệu quản. Từ đó dẫn đến viêm bể thận, suy thận. Do vậy, dù công việc bận rộn cũng không nên quên đi vệ sinh khi cơ thể có nhu cầu. Ngoài ra, do quá nhiều việc cũng khiến nhiều người quên việc uống nước. Uống nước không đủ làm lượng nước tiểu giảm khiến chất cặn bã và nồng độ độc tố trong nước tiểu tăng cao.
Nghiên cứu cho thấy sỏi thận và uống nước không đủ lâu ngày có liên quan mật thiết với nhau. Chuyên gia nhấn mạnh, nên tập thói quen uống đủ nước hằng ngày. Mỗi ngày uống ít nhất 8 cốc nước lọc to (không dùng nước ngọt thay thế). Uống nhiều nước giúp nước tiểu được đẩy ra ngoài nhanh hơn, có lợi cho việc phòng ngừa bệnh sỏi thận.
Ăn quá mặn khiến việc đào thải nước ra ngoài cơ thể gặp khó khăn. 95% lượng muối trong thức ăn của chúng ta do thận đảm nhận chuyển hóa. Nếu ăn quá mặn khiến thận phải làm việc quá sức. Thêm vào đó, Natri có trong muối sẽ khiến nước trong cơ thể khó được bài tiết ra ngoài lại càng tăng thêm gánh nặng cho thận, từ đó dẫn đến suy giảm chức năng thận. Chuyên gia khuyên bạn nên khống chế hấp thụ lượng muối khoảng 6g mỗi ngày. Ngoài ra, ăn quá mặn còn khiến huyết áp tăng cao, lượng máu tăng cao sẽ buộc thận phải làm việc nhiều để lọc máu dẫn đến suy thận.
Lạm dụng thuốc gây độc cho thận. Một trường hợp nam thanh niên 20 tuổi người Trung Quốc 2 tháng trước bị đau răng. Cậu thấy trong người "bốc hỏa" nên đã đến phòng khám bốc vài thang thuốc Đông y về uống. Một tuần sau, cậu thấy có dấu hiệu buồn nôn, nôn và vô niệu. Cậu được người nhà đưa vào Bệnh viện Nhân dân Quảng Đông, Trung Quốc cấp cứu. Sau đó, cậu được chẩn đoán bị suy thận, cần phải lọc máu suốt đời hoặc thay thận. Bên cạnh tim thì thận là một bộ phận cực kỳ quan trọng trong cơ thể con người mà chúng ta phải chú trọng bảo vệ. Thận có hai quả, ai cũng biết bệnh suy thận rất nguy hiểm nhưng không phải ai cũng biết được nguyên nhân gây suy thận để phòng tránh.
Một số dấu hiệu không quá rõ ràng nhưng bạn cần lưu ý bởi có thể thận đang gặp vấn đề như:
Toàn thân mệt mỏi thường xuyên, không tập trung được, mất ngủ và trí nhớ bị giảm.Một số nguyên nhân gây suy thận và các triệu chứng trên, giúp bạn nhận biết được thận có đang gặp vấn đề hay không. Bạn nên đến các cơ sở y tế và bệnh viện kiểm tra sức khỏe thường xuyên để xác định chính xác bệnh, phát hiện bệnh kịp thời có thể tìm được cách chữa hết bệnh hiệu quả.
Hằng Thanh (T/h)