Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Người Triều Tiên ở Hàn Quốc lạc quan về triển vọng kinh tế quê hương sau hội nghị Trump - Kim

(DS&PL) -

Dù vẫn còn một số hoài nghi nhưng nhiều người Triều Tiên ở Hàn Quốc vẫn lạc quan về triển vọng kinh tế quê hương sau hội nghị Trump - Kim lần hai.

Dù vẫn còn một số hoài nghi nhưng nhiều người Triều Tiên ở Hàn Quốc vẫn lạc quan về triển vọng kinh tế quê hương sau hội nghị Trump - Kim lần hai.

Han Sae-in, 24 tuổi, rời khỏi Triều Tiên cùng mẹ và chị gái vào năm 2012. Khác với phần lớn người Triều Tiên đào tẩu, cô hy vọng hội nghị thượng đỉnh sắp tới giữa lãnh đạo Kim Jong-un và Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ mang lại sự đổi thay cho quê hương mình.

Kang Chul-hwan, một người Triều Tiên đào tẩu đang sống ở Hàn Quốc - Ảnh: Al Jazeera

"Dù sống ở Hàn Quốc, tôi có thể cảm nhận những thay đổi đang diễn ra ở quê nhà. Đó là lý do tôi hy vọng về kết quả tốt đẹp tại Việt Nam. Theo những gì tôi biết, người dân tại Triều Tiên cũng đang rất kỳ vọng, đặc biệt trong việc cải thiện kinh tế và đời sống", Al Jazeera hôm qua dẫn lời Han cho biết.

Han cho biết người Triều Tiên đều khao khát về một nền kinh tế thịnh vượng, vì vậy vấn đề này cũng nên được quan tâm sâu sắc trong hội nghị ở Hà Nội.

"Triều Tiên nên phi hạt nhân hóa để thu hút đầu tư nước ngoài, từ đó thúc đẩy kinh tế và cải thiện đời sống người dân. Càng cô lập thì càng chịu thiệt hại. Tôi nghĩ rằng Chủ tịch Kim hiểu điều này, và đó là lý do ông ấy đặt ra mục tiêu phát triển kinh tế", Han nhận định.

Tuy nhiên, vẫn có một số người Triều Tiên sống ở Hàn Quốc ít tin tưởng hơn vào một kết quả tốt đẹp của hội nghị, nhất là những người từng trải qua thời kỳ khó khăn ở quê hương. "Việc họ có phản ứng mạnh là bình thường, bởi vẫn chưa vượt qua được những ký ức đó. Họ rõ ràng khó có thể tin những gì Kim Jong-un nói", Joo Seong-ha, người Triều Tiên đào tẩu cách đây 18 năm, giải thích.

Kim Yong-hwa, cựu nhân viên an ninh đào tẩu khỏi Triều Tiên vào năm 1988, cho rằng ngoài vấn đề phi hạt nhân hóa và hợp tác kinh tế, lãnh đạo Mỹ - Triều cũng cần thảo luận các biện pháp giúp người dân quê hương ông có điều kiện sống tốt hơn.

Chủ tịch Trung Tâm Chiến lược Triều Tiên tại Hàn Quốc Kang Chul-hwan cho hay nếu hội nghị thượng đỉnh Trump - Kim lần hai không đề cập đến những vấn đề này, nó sẽ bị coi là một phần trong chiến dịch tuyên truyền của cả hai bên và "sẽ không ai nghĩ rằng sẽ đạt được tiến bộ nào đó hoặc chính quyền sẽ thay đổi".

"Tôi không có ý nói rằng các cuộc đàm phán là vô ích. Chúng đều có ý nghĩa, nhưng không gắn liền với hoàn cảnh... Phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên khác với phi hạt nhân hóa Triều Tiên. Đó là những nội dung cần thiết", ông nhấn mạnh. Kang coi hội nghị thượng đỉnh ở Việt Nam là "cơ hội cuối cùng" của Bình Nhưỡng mà Mỹ nên "tận dụng một cách tỉnh táo".

Ông Kim Chang-son tới sân bay quốc tế Bắc Kinh hôm 15/2

Theo nguồn tin của Yonhap, máy bay chở phái đoàn quan chức Triều Tiên do ông Kim Chang-son dẫn đầu đã hạ cánh xuống sân bay Nội Bài vào lúc 10h45 sáng ngày 16/2. Ông Kim Chang-son được cho là Chánh văn phòng của nhà lãnh đạo Kim Jong-un.

Phái đoàn Triều Tiên được cho sẽ thảo luận với giới chức Mỹ tại Hà Nội về công tác chuẩn bị cho cuộc gặp thượng đỉnh lần thứ hai giữa ông Kim Jong-un và Tổng thống Donald Trump trong 2 ngày 27 - 28/2.

Trong cuộc gặp lần thứ nhất tại Singapore hồi tháng Sáu năm ngoái, hai nhà lãnh đạo Mỹ - Triều đã thống nhất giải trừ hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên để đổi lại, Washington – Bình Nhưỡng hâm nóng quan hệ sau thời gian căng thẳng kéo dài.

Theo giới chuyên gia, trong thượng đỉnh Mỹ - Triều tại Hà Nội, Washington sẽ chú trọng tới việc yêu cầu Bình Nhưỡng phá bỏ cơ sở hạt nhân chính của Triều Tiên và Bình Nhưỡng tìm cách để Washington gỡ bỏ lệnh trừng phạt.

Quỳnh Chi  (T/h)

Tin nổi bật