Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Người đàn ông nhập viện với vết dao lam cứa sâu vì làm theo "thầy thuốc online"

(DS&PL) -

Bệnh viện Nhân dân 115 (TP.HCM) vừa kịp thời can thiệp lấy huyết khối bằng dụng cụ cứu người đàn ông 60 tuổi bị đột quỵ não.

Sáng 1/3, PGS.TS Nguyễn Huy Thắng - Trưởng Khoa Bệnh lý mạch máu não - Bệnh viện Nhân dân 115 (TP.HCM), cho biết bệnh viện vừa kịp thời can thiệp lấy huyết khối bằng dụng cụ cứu người đàn ông 60 tuổi, ngụ Bình Dương bị đột quỵ não, theo Người lao động

Theo đó, bệnh nhân được bệnh viện địa phương chuyển đến Bệnh viện Nhân dân 115 trong tình trạng liệt nửa người phải, nói khó. Gia đình cho biết người bệnh đột ngột liệt nửa người phải. Sau đó, gia đình có tham khảo thông tin trên mạng và làm theo bằng cách lấy lưỡi lam cắt sâu các đầu ngón tay bên bị liệt.

Người nhà bệnh nhân dùng lưỡi lam cắt sâu vào 5 đầu ngón tay. Ảnh: Tri thức trực tuyến.

Tuy nhiên, máu chảu nhiều mà tình trạng không thay đổi nên gia đình đưa bệnh nhân đến bệnh viện địa phương cấp cứu. Tại đây, bệnh nhân nhanh chóng được chuyển lên tuyến trên để kịp giờ vàng.

Tại Bệnh viện Nhân dân 115, bệnh nhân ở giờ thứ 6 từ lúc khởi phát triệu chứng. Các bác sĩ đã thăm khám và chụp CT mạch máu não, ghi nhận bệnh nhân đột quỵ nhồi máu não bán cầu trái do tắc động mạch não giữa.

Các bác sĩ liền can thiệp lấy huyết khối bằng dụng cụ cho người bệnh. Hiện bệnh nhân phục hồi gần như hoàn toàn.

Theo PGS.TS Nguyễn Huy Thắng, đột quỵ có thể nhận biết. Nếu một người nhận biết được những triệu chứng của đột quỵ, có thể chẩn đoán được gần như 90%.

Hầu hết triệu chứng khởi phát là yếu, liệt nửa người cùng bên; đột ngột méo miệng, nói không rõ, đớ. Khi thấy bản thân hoặc người thân có 3 triệu chứng này, khả năng rất cao là đột quỵ.

Khi phát hiện người đột quỵ, người thân không nên can thiệp bất cứ điều gì mà chỉ cần đưa họ đến bệnh viện cấp cứu.

Đột quỵ hoàn toàn có thể phòng ngừa một cách hiệu quả nếu kiểm soát chặt chẽ và lâu dài các yếu tố nguy cơ như tăng huyết áp, đái tháo đường, rung nhĩ, hút thuốc lá, béo phì...

“Một số người quan niệm đột quỵ là trời kêu ai nấy dạ, nếu xui thì bị. Điều này không đúng. Không phải tự nhiên mà một người bị đột quỵ, mà trên 90% bệnh nhân đột quỵ đều có nguyên nhân”, PGS Thắng nhấn mạnh.

Ở Việt Nam, bệnh nhân đột quỵ đang tăng nhanh ở cả 2 giới và các lứa tuổi. Y học hiện đại đã có nhiều tiến bộ trong điều trị và cứu sống bệnh nhân, tuy nhiên, trên 50% người bị đột quỵ vẫn phải gánh chịu nhiều di chứng sau khi xuất viện, theo Tri thức trực tuyến.

Linh Chi (T/h)

Tin nổi bật