Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Người dân Indonesia chật vật vì giá dầu ăn đắt đỏ: "Chúng tôi còn phải chịu đựng thêm bao nhiêu tháng nữa?"

(DS&PL) -

Khi hàng triệu người Indonesia về quê nhà dịp lễ Eid al-Fitr, một vấn đề chính được thảo luận phổ biến là giá dầu ăn.

Thời gian qua, người dân Indonesia đã phải vật lộn vì giá dầu ăn tăng cao. Chia sẻ về vấn đề này, cô Ellifa Kartini, chủ một nhà hàng ăn uống nhỏ tại Bekasi, Tây Java (Indonesia), cho biết: "Tôi luôn tổ chức lễ Eid al-Fitr cho đại gia đình của mình. Thông thường, tôi tự mình mua và chuẩn bị các món ăn đủ cho 20 người. Nhưng năm nay là lần đầu tiên tôi cần họ góp tiền vì giá cả quá đắt, đặc biệt là dầu ăn. Tôi không nghĩ rằng mình có thể tự gồng gánh các chi phí này".

Dầu cọ là loại dầu ăn được sử dụng rộng rãi nhất ở Indonesia. Giống như nhiều người, Kartini sử dụng loại dầu ăn này cho gia đình và trong cả công việc kinh doanh. Cô đã điều hành nhà ăn hàng uống của mình trong 25 năm. Cô cũng làm và bán các loại bánh quy truyền thống. Nhưng giá dầu ăn tăng cao đã khiến việc kinh doanh trở nên vô cùng khó khăn với cô. 

Cô tâm sự: "Eid al-Fitr là thời điểm trong năm khi tôi nhận được nhiều đơn đặt hàng nhất và có doanh thu lớn nhất. Tôi có thể sản xuất hơn 25kg bánh quy chỉ trong dịp Eid al-Fitr. Nhưng năm nay tôi quyết định không nhận đơn hàng nào vì giá quá đắt. Và nếu tôi tăng giá bánh quy của mình, tôi biết khách hàng của tôi sẽ không muốn mua".

Người dân Indonesia đang vật lộn vì giá dầu ăn đắt đỏ trong nhiều tháng liên tiếp. Ảnh: EPA 

Theo Kartini, cô cần khoảng 6 lít dầu ăn mỗi tuần để đảm bảo công việc kinh doanh. Vào những ngày bình thường, giá dầu ăn rơi vào khoảng khoảng 15.000 Rp (1,04 USD) / lít. Nhưng trong những tháng qua, mức giá tiếp tục tăng, có khi lên đến 30.000 Rp (hơn 2 USD) / lít.

Cô kể lại: "Trước khi mức giá tăng cao như vậy, dầu ăn gần như đã biến mất khỏi các kệ hàng. Tôi từng phải xếp hàng tới hàng giờ chỉ để mua 1 lít dầu ăn. Thậm chí, tôi còn từng phải sang quận khác để tìm mua. Nhưng khi giá dầu tăng lên 30.000 Rp, tôi đã từ bỏ. Mức giá ấy không còn phù hợp nữa".

Lệnh cấm xuất khẩu dầu

Mohammad Faisal, giám đốc điều hành Indonesia tại Trung tâm Cải cách Kinh tế (CORE) cho biết có hai lý do chính khiến giá dầu tăng vọt: Tác động của đại dịch và xung đột ở Ukraine.

Indonesia là nhà sản xuất dầu cọ lớn nhất thế giới. Ông Faisal cho biết vào năm 2021, quốc gia này đã chứng kiến ​​số ca mắc COVID-19 tăng đột biến và điều này ảnh hưởng đến nguồn cung dầu cọ. Các nhà sản xuất không thể đáp ứng các mức nhu cầu do sự tác động trực tiếp của dịch bệnh đến lực lượng lao động và làm gián đoạn hoạt động sản xuất. 

Trong khi đó, nguồn cung cấp dầu ăn phổ biến khác - dầu hướng dương - cũng đã bị hạn chế sau khi Nga mở chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine. Được biết, cả Nga và Ukraine đều là một trong những nhà xuất khẩu dầu hướng dương chính của thế giới.

Indonesia là nhà sản xuất dầu cọ lớn nhất thế giới. Ảnh: EPA 

Trong một nỗ lực nhằm thúc đẩy nguồn cung ở Indonesia, tổng thống Joko Widodo cho biết từ ngày 28/4, chính phủ sẽ ra lệnh cấm xuất khẩu dầu ăn và các nguyên liệu thô. Ông giải thích chính sách này được đưa ra nhằm đảm bảo "nguồn cung dầu ăn trong nước dồi dào và mức giá phải chăng".

Tuy nhiên, theo cô Kartini, ngay cả khi lệnh cấm được ban hành, vẫn chưa có sự thay đổi nào trong mức giá đắt đỏ của dầu ăn. Cô chia sẻ: "Giá cả quá đắt đỏ. Thông thường những thay đổi như thế này chỉ kéo dài khoảng một tháng nhưng đây là lần thay đổi lâu nhất. Chúng tôi phải chịu đựng thêm bao nhiêu tháng nữa?"

Kartini hy vọng giá dầu ăn sẽ sớm giảm vì công việc kinh doanh là nguồn thu nhập chính của gia đình cô.

Cô tâm sự: "Tôi hy vọng nó sẽ sớm kết thúc, tôi thực sự sợ rằng nó có thể ảnh hưởng đến khả năng chi trả cho việc học của con tôi nếu nó tiếp tục diễn ra. Nó thực sự giết chết chúng tôi".

Tuy nhiên, theo Thống kê của Indonesia, giá dầu cọ tại nước này đã tăng kể từ tháng 10/ 2021 và không có xu hướng giảm kể từ khi lệnh cấm xuất khẩu được áp dụng.

Mặt hàng không thể thay thế

Ở các vùng bên ngoài đảo Java, dầu cọ thậm chí còn trở nên khan hiếm hơn. Cô Yulian Juita, 32 tuổi, sống ở Manggarai, Đông Nusa Tenggara, cho biết dầu ăn đã biến mất trong nhiều tháng. Khi mặt hàng này xuất hiện trở lại, mức giá đã tăng gấp đôi.

Cô tâm sự: "Nhưng dù sao thì tôi cũng sẽ mua, vì chúng tôi cần dầu ăn. Tôi thật may mắn vì tôi chỉ cần nấu ăn con và chồng của tôi. Nhưng tôi cố gắng hết sức để giảm bớt lượng dầu cần sử dụng". 

Juita nói rằng thông thường, cô sử dụng khoảng ba lít dầu mỗi tháng nhưng giờ cô  đang cố gắng chỉ sử dụng một nửa số lượng này. 

Cô nói thêm: "Dầu ăn là một phần rất quan trọng trong cuộc sống của chúng ta và bạn không thể coi thường vấn đề này khi yêu các gia đình chỉ ăn đồ luộc thay vì chiên. Tôi đã thử nhưng đó không phải điều đơn giản. Tôi có một đứa con ba tuổi và món ăn yêu thích của con tôi là cá rán. Thật khó nếu chỉ cho con ăn thức ăn luộc hoặc hấp". 

Một số chuyên gia đã chỉ trích động thái cấm xuất khẩu dầu ăn của chính phủ, nói rằng việc này sẽ không giúp hạ giá. Trong đó, ông Rusli Abdullah, nhà nghiên cứu tại Viện Phát triển Kinh tế và Tài chính (Indef) cho biết: "Về lý thuyết, lệnh cấm xuất khẩu dầu cọ và nhập khẩu nguyên liệu thô sẽ khiến nguồn cung trong nước dồi dào. Tuy nhiên, điều này không đảm bảo rằng các doanh nghiệp sẽ giải phóng dầu hoặc nguyên liệu thô của họ khi giá cả không hấp dẫn". 

Minh Hạnh (Theo The Guardian)

Tin nổi bật