Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Ngỡ ngàng trước con rắn 2 đầu quý hiếm dài gần 18cm

  • Đinh Kim
(DS&PL) -

Người dân phát hiện con rắn có kích thước khá nhỏ với 2 cái đầu tại khu vực gần ngôi đền Balaji (Ấn Độ).

Một con rắn hai đầu mới đây đã được tìm thấy tại Deoli, Tonk, Rajasthan, Ấn Độ. Sau khi cơ quan kiểm lâm nhận được thông tin về việc người dân phát hiện con rắn quý hiếm ở gần đền Balaji, chuyên gia nhanh chóng có mặt và giải cứu con vật.

Chia sẻ với giới truyền thông, chuyên gia động vật hoang dã Lokendra Chaudhary cho biết con rắn này thuộc loài trăn cát, có chiều dài gần 18cm. Loài rắn này rất hiếm, đây là lần đầu tiên nó được tìm thấy ở khu vực Deoli.

Trong khi đó, Kedar Narayan Sharma, Trợ lý Cục trưởng cục Lâm nghiệp, thông tin con rắn hai đầu này khoảng 6 tháng tuổi. Theo các quan chức của cục Lâm nghiệp, con rắn quý hiếm sẽ được giám sát tại văn phòng của đơn vị này trong 2 ngày, sau đó được thả tại ở một nơi an toàn.

Cách đây không lâu, một con rắn chuột đen 2 đầu quý hiếm dài tới 152cm được nuôi nhốt tại Trung tâm Bảo tồn Thiên nhiên Cape Girardeau ở bang Missouri (Mỹ) từng trở thành tâm điểm chú ý.

Được biết, con vật được một cậu bé tìm thấy trong sân nhà ở thị trấn nhỏ Delta, Mississippi vào năm 2005. Việc con rắn hai đầu này sống tới 17 năm là điều khiến các nhà khoa học vô cùng ngạc nhiên. Trên thực tế, tỷ lệ sống sót của rắn 2 đầu cực kỳ thấp, chỉ khoảng 1/100 triệu.

Steve Allain, thành viên hội đồng của Hiệp hội Herpetological của Anh và chuyên gia về rắn cho biết con rắn chuột 2 đầu nói trên là sinh vật độc nhất hiện nay còn sống. Do có 2 đầu và 2 não bộ nên rắn 2 đầu thường "trống đánh xuôi kèn thổi ngược" khi di chuyển, chỉ phù hợp sống trong điều kiện nuôi nhốt. Khó khăn trong di chuyển khiến loài vật này dễ trở thành miếng mồi ngon cho diều hâu, chồn hôi hoặc gấu trúc đang đói nếu sống trong môi trường tự nhiên.

Theo Alex Holmes – chuyên gia tại Trung tâm Bảo tồn Thiên nhiên Cape Girardeau, hai đầu rắn trong một thân hình đều có bản năng cạnh tranh khi ăn uống nên họ phải lấy chiếc cốc uống nước chặn đầu kia của con vật lại. Sau khi cho chiếc đầu bên phải ăn xong một lúc, họ mới tiếp tục cho đầu bên trái ăn nhằm đảm bảo thức ăn đi qua chỗ giao nhau xuống thực quản mà không gặp trở ngại khiến con vật bị “mắc nghẹn”.

Đinh Kim (T/h)

Tin nổi bật