Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Nghịch lý ngân hàng dồi dào vốn, doanh nghiệp "chết" tăng

(DS&PL) -

(ĐSPL) - Dù đang có nguồn vốn dồi dào nhưng ngân hàng cũng là doanh nghiệp nên không thể cho vay bằng mọi giá.

(ĐSPL) - Dù đang có nguồn vốn dồi dào nhưng ngân hàng cũng là doanh nghiệp nên không thể cho vay bằng mọi giá. Báo cáo thống kê tình hình kinh tế xã hội 2 tháng đầu năm 2014 cho chúng ta thấy tại sao lại có nghịch lý này.

Không thể cho vay bằng mọi giá

Theo thống kế của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2 tháng đầu năm 2014 có khoảng 1.900 doanh nghiệp giải thể và trên 11.200 nghìn doanh nghiệp ngừng hoạt động, tăng 12,2\% so với cùng kỳ năm 2013 (năm 2013 có 8.600 doanh nghiệp giả thể và dừng hoạt động). Riêng trong tháng 1/2014 có gần 9.000 doanh nghiệp và tháng 2/2014 là hơn 4.100 doanh nghiệp giải thể và tạm dừng hoạt động.

Có một nghịch lý là, trong khi doanh nghiệp giải thể, tạm dừng hoạt động gia tăng thì nguồn vốn ngân hàng lại khá dồi dào.

Trong 2 tháng đầu năm 2014, một loạt các ngân hàng cổ phần lần lượt công bố hạ lãi suất huy động trong kỳ ngắn và dài hạn. Tiên phong là Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) với lãi suất huy động kỳ hạn 1 tháng giảm còn 5\%/năm, thấp hơn 2\%/năm so với trần quy định của Ngân hàng Nhà nước. Động thái này của Vietcombank đã châm ngòi cho cuộc đua hạ lãi suất huy động của nhiều ngân hàng.

 Ngân hàng đua nhau hạ lãi suất huy động trong kỳ ngắn và dài hạn.

Tiếp đến, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), một trong những ông lớn trong hệ thống ngân hàng đã giảm 0,25\% ở các kỳ hạn từ 3-11 tháng về 6,5\% một năm. Sau đó, hàng loạt các ngân hàng cổ phần khác cũng hạ từ 0,1-0,3\%, chủ yếu ở các kỳ hạn ngắn. Lãi suất huy động kỳ hạn một tháng ở Ngân hàng Quốc tế (VIB), Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank), Ngân hàng Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank), Ngân hàng Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank) cao nhất chỉ 6,2-6,5\% một năm.

Đi đôi với việc giảm lãi suất huy động trong thời gian ngắn hạn, các ngân hàng cũng đưa ra các chương trình nhằm thu hút doanh nghiệp vay vốn để tăng trưởng mức tín dụng.

Theo đó, BIDV đang triển khai chương trình ưu đãi giải ngân 5.000 tỷ đồng dành cho các khách hàng cá nhân, hộ kinh doanh vay sản xuất kinh doanh từ nay đến hết tháng 8/2014. Khi tham gia chương trình, khách hàng được chọn lựa 1 trong 2 phương án ưu đãi: Lãi suất 8\%/năm trong 1 tháng đầu tiên; lãi suất 9,5\%/năm trong 3 tháng đầu tiên.

Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank) vừa triển khai các gói tín dụng ưu đãi đặc biệt áp dụng đến hết năm 2014 dành riêng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) và hộ kinh doanh cá thể với tổng số tiền tài trợ lên tới 4.000 tỷ đồng, lãi suất cho vay tối thiểu từ là 8,5\%/năm. 

Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) tiếp tục đẩy mạnh hoạt động tín dụng với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, hộ sản xuất kinh doanh nhỏ, tiểu thương tại các chợ với lãi suất ưu đãi. Được biết, Sacombank dành 1.500 tỷ đồng tham gia chương trình bình ổn thị trường của UBND TP. HCM với lãi suất ngắn hạn 6\%/năm. 

Rõ ràng, dù đang có nguồn vốn dồi dào nhưng ngân hàng cũng là doanh nghiệp nên không thể cho vay bằng mọi giá

Sức ép của thị trường và nội tại doanh nghiệp là nguyên nhân căn bản

Theo Tổng cục Thống kê, tổng mức hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 2 ước tính đạt 234,3 nghìn tỷ đồng, giảm 2,3\% so với tháng trước và tăng 10,2\% so với cùng kỳ năm 2013.

Tính chung 2 tháng đầu năm, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước tính đạt 474,1 nghìn tỷ đồng, tăng 11,6\% so với cùng kỳ năm trước, loại trừ yếu tố giá tăng 6,2\%. Tỷ lệ tăng trưởng này thấp hơn thông các năm gần đây (trừ năm 2013) là 7\% - 8\%.

Mặt khác, chỉ số giá tiêu dùng CPI tháng 2/2014 tăng 0,55\% so với tháng trước và là mức tăng thấp nhất trong vòng 10 năm qua. Chỉ số này cho thấy, các hoạt động kinh tế tiếp tục bị kéo xuống bởi niềm tin của người tiêu dùng ở mức thấp.

 Để tiếp cận nguồn vốn của Ngân hàng, doanh nghiệp cần tự hoàn thiện và vượt qua những khó khăn về thị trường cũng như nội tại. 

Tết Âm lịch thường thúc đẩy nhu cầu không chỉ đối với nhóm hàng lương thực - thực phẩm, mà còn đối với nhóm giao thông và các mặt hàng khác. Song, Tết năm nay, hầu hết người Việt Nam cắt giảm các khoản chi tiêu không cần thiết như quần áo và đồ gia dụng. Khi tiêu dùng vẫn co lại thì cơ hội kinh doanh sẽ giảm đi rất nhiều và tất yếu, đầu tư bị thu hẹp.

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tại thời điểm 1/2/2014, chỉ số tồn kho ngành công nghiệp chế biến chế tạo tăng 1,8\% so với tháng trước và tăng 12,7\% so với thời điểm năm trước. Một số ngành có chỉ số tồn kho khá cao: Chế biến sữa và các sản phẩm từ sữa tăng 24,9\%; sản xuất đường tăng 50,7\%; sản xuất thức ăn gia súc, gia cầm và thủy sản tăng 34,8\%, sản xuất sợi tăng 26,3\%; sản xuất giày, dép tăng 36,8\%; sản xuất giấy nhăn, bìa nhăn, bao bì từ giấy và bìa tăng 45,2\%.

Chỉ số tồn kho ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tuy giảm nhiều so với mức tăng của cùng thời điểm năm trước (thời điểm năm trước tăng 19,9\%) nhưng còn ở mức cao các doanh nghiệp tập trung giải quyết hàng tồn kho nên chưa tập trung vào kinh doanh mới, mở rộng sản xuất. Đây cũng là một nguyên nhân doanh nghiệp “thờ ơ” với các nguồn vốn của các ngân hàng.

Trên thực tế, đối với các doanh nghiệp có thực lực tốt, doanh thu và ngành hàng ổn định thì khả năng tiếp cận nguồn vốn hiện nay không khó. Đối với các doanh khó khăn trong việc tiếp cận các nguồn vốn phải tự hoàn thiện và vượt qua những khó khăn về thị trường cũng như nội tại doanh nghiệp để tiếp cận nguồn vốn dồi dào này.

Thành Vũ

Mời độc giả xem thêm Clip: Ngân hàng Nhà nước cảnh báo về tiền ảo bitcoin

Tin nổi bật